Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Bộ trưởng Thăng đi máy bay giá rẻ

BBB- Các Cụ nghe mãi chuyện sinh hoạt của mấy vị nguyên thủ xứ người như Obama, Putin, Tập cận Bình được dân chúng khen. Ở ta ngày xưa Bác Hồ là tấm gương của lối sống giản dị, tiết kiệm. Ngày nay thì LĐ học tập tấm gương đó mãi mà chưa "hành" được. Họ tự đề ra tiêu chuẩn để hưởng thụ và chi ngân sách vô tội vạ (mà thực ra là tiền, mô hôi nước mắt của dân chứ đâu phải tiền... chùa). Dẫn chứng tiêu cực về sự lãng phí bất hợp lý trong chi tiêu cho đi lại, tiếp khách, hội họp, lễ hội.... thì có kể cả "một ngàn một đêm lẻ', hết ngày dài đến đêm thâu cũng không cạn.
Tôi xin tải về bài sau để gọi là cổ vũ cho dấu hiệu tích cực của Bộ trưởng Đinh La Thăng.
Cho dù  Ông Thăng cũng có nhiều đề xuất và việc làm không giống ai (nên có bị dư luân "LA").
Nhưng công bằng mà nói việc ông kêu gọi và đã tự đi đầu trong việc đi máy bay giá rẻ
là rất tốt, rất đáng ủng hộ và các quan nên hưởng ứng. Nếu tất cả các quan ở cả nước cũng làm theo, thì số tiền tiết kiệm là không nhỏ. Và Dân sẽ được "nhờ" to.
Ấy vậy mà "La" Thăng vẫn chìm trong im lăng, chả Bộ ngành nào ủng hộ!.
( Có một Cụ Cu Lờ "bình loạn":
Lý do có thể là họ "sợ" làm như thế là không đúng tiêu chuẩn, sai qui định của Bộ Tài chính...
Nhưng nguyên nhân sâu xa có lẽ là chả ai dại gì mà tự dưng lại đi "ngừng cái mình đang sướng "?, mà "La Thăng" chỉ là "một nốt nhạc", chứ có phải chỉ thị của đồng chí X đâu mà sợ.
Mà đến như TT cũng có lúc trên bảo dưới không nghe là chuyện thường).


Bộ trưởng Thăng, 500 triệu và sự im lặng lãng phí

Bộ trưởng và một quan chức cấp bộ bay giá rẻ hết 5 triệu, giảm một nửa theo tiêu chuẩn thương gia. Thế nhưng, tất cả đang im lặng, chưa ai hưởng ứng.
 >> Bộ trưởng Đinh La Thăng đề nghị cán bộ giao thông đi máy bay giá rẻ

Chuyện lạ: quan nước nghèo bay giá rẻ

Không lạ lắm nếu một bộ trưởng ở nước ngoài sử dùng phương tiện công cộng hay hàng không giá rẻ để công cán. Một mũi tên trúng nhiều đích, chuyến vi hành ý nghĩa, tiết kiệm ngân sách hay chỉ đơn giản để nâng cao hình ảnh cho chính trị gia.
Còn ở Việt Nam, chuyện một Bộ trưởng kêu gọi công chức dưới quyền đi vé máy bay giá rẻ ban đầu khiến nhiều người lạ lẫm. Đó như một chuyện gây sốc vì từ trước đến nay các quan chức, lãnh đạo đi công cán đã có ngân sách lo. Đối tượng, mức chi tiêu cụ thể ra sao đã được Bộ Tài chính quy định chi tiết, muốn tăng không dễ mà muốn giảm cũng khó.

Hơn nữa, vị bộ trưởng nà từng hứng chịu nhiều dư luận khi yêu cầu cán bộ dưới quyền đi xe buýt hay cấm chơi golf, nên việc ông đứng ra kêu gọi lần này khiến dư luận nghi ngờ về sự khác biệt giữa Nói và Làm.


                                Bộ trưởng làm gương nhân viên đồng loạt đi máy bay giá rẻ.


Kết quả cuối cùng, riêng trong chuyện bay giá rẻ, ông nói được và làm được. Chánh văn phòng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) mới đây thông báo, hai tháng sau lời kêu gọi đi máy bay giá rẻ của Bộ trưởng Đinh La Thăng, Bộ này đã tiết kiệm cho ngân sách hơn 500 triệu đồng.


Chuyến đi của Thủ tướng đất nước giàu có Singapore cùng 11 quan chức sang Việt Nam dự hội nghị thượng đỉnh APEC chỉ tốn hơn 1.000 USD (chưa tới 110 USD mỗi người) tiền vé máy bay do Bộ ngoại giao nước này săn vé giá rẻ trước đó vài tháng.
Tổng thống Pháp Francois Hollande đi xe lửa dự Hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels hoặc nghỉ hè mà không phải là chuyên cơ được phục vụ tận răng, xa xỉ. Ngay từ khi nhậm chức, ông đã yêu cầu các bộ trưởng đi công tác bằng xe lửa, đi vé máy bay hạng thường.

Đầu tiên là chuyến công cán của Bộ trưởng vào Đà Nẵng hồi cuối tháng 10/2013 để dự lễ thông xe kỹ thuật cầu vượt đường sắt, ông bay giá rẻ của VietjetAir. Sang trung tuần tháng 11, một lần nữa ông mua vé rẻ của Jetstar Pacific từ Hà Nội vào Đà Nẵng để dự lễ khởi công cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Cả hai lần ông đều ra trước giờ bay cả tiếng, tự mình làm thủ tục và chờ đến giờ bay như bao hành khách thông thường. Nếu theo quy định, với hạng thương gia, Bộ trưởng ung dung đến giờ bay mới phải có mặt, không phải mất thời gian làm thủ tục và cũng chẳng mất công xếp hàng, chờ đợi.

Sau đợt ấy, từ tháng 10/2013 tới nay, không còn lãnh đạo nào ở Bộ GTVT đi công tác bằng vé máy bay hạng thương gia theo tiêu chuẩn. Các cán bộ khác cũng tận dụng bay giá rẻ tối đa.

Tự nhiên có được khách là "đối tượng đặc biệt" chưa bao giờ dám mơ đến, các hãng hàng không giá rẻ đã tạo điều kiện tối đa để chiều khách và nâng hình ảnh của mình.

Theo hợp đồng ký kết giữa Bộ GTVT và hai hãng bay giá rẻ, Bộ được cấp tài khoản và mật khẩu để trực tiếp đăng nhập, đặt chỗ, xuất vé khi có nhu cầu. Ngoài ra, các hãng bay còn chấp nhận tín chấp thanh toán sau; miễn phí thay đổi tên, ngày bay, chặng bay; miễn phí dịch vụ xuất vé; ưu tiên làm thủ tục trước...



Rẻ một nửa nhưng chưa bộ nào hưởng ứng?



Với chính sách trên, số tiền tiết kiệm được là rất rõ ràng. Người đứng đầu ngành giao thông dẫn chứng, ông và đại diện văn phòng Bộ đi công tác từ TP.HCM ra Hà Nội hết 5 triệu đồng/2 người. Như vậy, giảm được 5 triệu so với hạng thương gia theo tiêu chuẩn được hưởng.

Chưa kể, nếu đặt được vé giá rẻ, số tiền bỏ ra khác "một trời một vực" với giá vé hạng thương gia và có khi chỉ rẻ bằng một nửa so với giá hạng phổ thông của hãng hàng không truyền thống.

Ví như, nếu đặt mua sát ngày khởi hành chặng bay trục Hà Nội - TP.HCM, giá vé của hai hãng giá rẻ hiên nay chỉ vào khoảng 1,3-1,5 triệu đồng/vé, thì tại Vietnam Airlines giá vé hạng thông thường là 2,5-3 triệu đồng, hạng thương gia luôn ở mức trên 5 triệu đồng/vé.

Nửa tỷ đồng chỉ là con số Bộ GTVT dự kiến tiết kiệm được trong quý IV 2013. Tính theo cách đơn giản nhất thì số tiền tiết kiệm cho ngân sách mỗi năm - cũng là của dânlên tới 2 tỷ đồng.




Bớt một ghế thương gia, nhiều trẻ em cơm có thịt.
Bớt một ghế thương gia, nhiều trẻ em cơm có thịt.



Như vậy, với con số 22 bộ và cơ quan ngang Bộ, cũng tính sơ lược trung bình mỗi đơn vị tiết kiệm được 2 tỷ đồng/năm, thì mỗi năm, ngân sách để dành ra được hơn 40 tỷ đồng. Đấy là còn chưa kể đến các tổ chức khác như: tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở TƯ, các tỉnh thành... không chỉ đi trong nước mà còn đi quốc tế thì thì ngân sách còn tiết kiệm tới cả trăm tỷ đồng - số tiền không hề nhỏ trong thời khó.

Theo một chuyên gia hàng không, nếu các quan chức bớt đi vé hạng thương gia, thay thế bằng hạng phổ thông hàng không giá rẻ thì tổng chi phí xã hội cho dịch vụ hàng không giảm, từ đó tạo ra tiết kiệm xã hội. Hiện chi phí 1 ghế/km hạng phổ thông dịch hàng không giá rẻ thấp hơn hạng phổ thông hàng không truyền thống trên dưới 30%, thấp hơn hạng thương gia hàng không truyền thống trên dưới 70%. Nói nôm na, là đất nước sẽ phải chi ít tiền hơn cho hàng không.

Ngày 24/12, trong cuộc họp trực tuyến của Chính phủ và các địa phương, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho hay, năm ngoái có 3.780 đoàn cán bộ đi công tác nước ngoài và năm nay, vẫn có hơn 3.200 đoàn xuất ngoại, giảm không đáng kể. Hơn 8 đoàn đi công tác nước ngoài mỗi ngày, tiền vé máy bay, nếu là hạng thương gia, thì sẽ ngốn của ngân sách bao nhiêu nữa?

Cũng chính vì cái "bánh" ngân sách bị co lại, dự toán chi tiêu 2014 sẽ giảm 10% so với 2013, mới đây, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã lệnh cho các trường cắt giảm các kỳ họp không cần thiết, hạn chế tối đa hoặc cắt hoàn toàn những chuyến công tác nước ngoài.

Như vậy, nếu thêm các quan chức, lãnh đạo khác cũng chịu khó ngồi ghế hạng thường, đi máy bay giá rẻ trong khi công việc vẫn đảm bảo - như Bộ trưởng Thăng từng làm - thì mỗi năm, chúng ta sẽ có thêm hàng trăm tỷ.

Chỉ cần bộ trưởng bớt bay hạng thương gia một lần sẽ có nhiều trẻ em đồng bào dân tộc có thêm bữa cơm có thịt, thêm chăn ấm, giầy dép chống chọi băng tuyết giá lạnh... Cả một bộ bay giá rẻ sẽ có tiền làm cầu qua sông qua suối, tránh bao người chết vì lũ cuốn hay góp thêm cho người nghèo có cái Tết đầm ấm hơn?

Như vậy, giá rẻ thấy rõ, tiết kiệm thấy rõ, tiền tươi còn lại trong két khi ngân sách đang khó khăn. Thế nhưng, sau đột phá của Bộ trưởng Thăng thì một khoảng lớn mênh mông lãng phí vẫn tồn tại và chưa thấy một bộ ngành nào lên tiếng hưởng ứng.


 Tại Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010, Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí như sau:



+ Hạng ghế thương gia (Business class hoặc C class): dành cho đối tượng - Cán bộ lãnh đạo hưởng bảng lương chức vụ lãnh đạo, hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/NQ-UBTVQH ngày 30/9/2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Quyết định số 128-QĐ-TW ngày 14/12/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng hoặc Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ gồm: Bộ trưởng và các chức danh tương đương; Thứ trưởng và cán bộ lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,3 trở lên; Phó trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội ở TƯ; Bí thư thường trực TƯ Đoàn Thanh niên.



+ Hạng ghế thường: Dành cho các chức danh cán bộ, công chức còn lại.



Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Xem ông Tập cân.Bình ăn trưa

BBB- Chúng ta đã biết khá nhiều về những sinh hoạt đời thường của T.T Obama, T.T Putin; nay mời Làng xem thêm Chủ tịch Tập Cận Bình.
Giá như có Cụ nào biết ở ta có chuyện đời thường của ông Tổng, ông Chủ, ông Thủ ... nào cũng có những sinh hoạt gần dân thực sự, không quan cách, tương tự như của mấy Ổng trên thì xin kể cho Làng nghe để khỏi phải nghe chuyện Tây, chuyện Tầu.
Nếu không có chuyện nào giống thì kể chuyện của mấy" ông nhà ta" ăn nói , sinh hoạt khác họ thế nào để "mấy ông kia" tham khảo và "học tập".

Chủ tịch Trung Quốc xếp hàng mua bánh bao

(Dân trí) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gây xôn xao mạng xã hội nước này khi các bức ảnh bức chụp ông xếp hàng mua bánh bao để ăn trưa tại một quán ăn bình dân ở thủ đô Bắc Kinh được tải lên mạng.

Ông Tập Cận Bình xếp hàng để lấy đồ ăn.
Ông Tập Cận Bình xếp hàng để lấy đồ ăn.
Ông Tập Cận Bình đã tới ghé thăm quán bánh bao Qingfeng tại Bắc Kinh hôm 28/12 và dùng tiền túi để mua bữa ăn trưa gồm bánh bao nhân hành và thịt, rau xanh và gan chiên, báo chí Trung Quốc đưa tin.
Theo tờ Tin tức Bắc Kinh, đĩa ăn trưa của ông Tập Cận Bình chỉ có giá 21 nhân dân tệ (3,5 USD).
 
 
Chủ tịch Trung Quốc tự bề đồ ăn ra bàn.
Chủ tịch Trung Quốc tự bề đồ ăn ra bàn.
 
Các bức ảnh và video ghi lại chuyến thăm của ông Tập đã gây xôn xao mạng xã hội Trung Quốc. Các cư dân mạng đã tỏ ra bất ngờ và hoan nghênh chuyến thăm tại một đất nước nơi các lãnh đạo ít khi xuất hiện trước công chúng.
 
"Các bạn đã bao giờ nhìn thấy một quan chức cấp huyện tự đi mua bánh bao hay chưa chứ đừng nói gì tới chủ tịch?".
 
 
Ông Tập dùng tiền búi để trả bữa trưa và nhận lại tiền thừa.
Ông Tập dùng tiền túi để trả bữa trưa và nhận lại tiền thừa.
 
Nhưng nột số người tỏ ra hoài nghi, cho rằng các nhân viên và những thực khách khác tại quán ăn như những diễn viên hay vệ sĩ và rằng đó chỉ là cơ hội chụp mà không nói lên nhiều điều về việc liệu các lãnh đạo Trung Quốc có giao tiếp với những người dân thường hay không.
 
Các chủ tịch Trung Quốc và các quan chức cấp cao khác hiếm khi ra ngoài Trung Nam Hải, một khu vực được canh gác nghiêm ngặt nơi có các trụ sở chính phủ trung ương, để gặp gỡ với các dân thường ở Bắc Kinh.
 
 
Ông Tập trò chuyện vui vẻ với mọi người trong quán ăn.
Ông Tập trò chuyện vui vẻ với mọi người trong quán ăn.
Một số người đã ví chuyến thăm của ông Tập Cận Bình với các lần đi ăn nhà hàng bình dân của các lãnh đạo Mỹ. Phó tổng thống Mỹ Joe Biden và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew cũng từng gây xôn xao khi ăn trưa khiêm tốn tại một nhà hàng bình dân ở Bắc Kinh.
Một cư dân mạng đáp lời trước sự so sánh trên: "Đã có tiến bộ rồi. Chúng ta không còn phải lúc nào cũng so sánh mình với Mỹ".
 
Bữa ăn đơn giản của ông Tập Cận Bình.
Bữa ăn đơn giản của ông Tập Cận Bình.

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Lẳng lặng mà nghe "Họ"...

BBB - Năm 2013 sắp hết rồi!. Mời các Cụ nào thích nghe xem một vaì "ông nghị", "ông quan"  đương chức "đấu khẩu" với nhau như thế nào, thì có thể đọc bài tôi tải về dưới đây.
Coi như "thư dãn" vã cũng như xem thi đấu môn "võ mồm" ở ta chứ không cần xem đấu"Vovinan " tại SEAGEM 27 ở Myanma
.


Hết chửi lại mắng.
AFR Dân Nguyễn 
Năm trước ông DTQ, đại biểu QH bị chửi thậm tệ.
Năm nay ông vừa bị mắng.
Năm ngoái ông bị đồng nghiệp chửi. Bài chửi “Tứ đại ngu” do người khùng, đại biểu QH Hoàng Hữu Phước soạn rồi chửi, rồi…xin lỗi!...
Năm nay ông bị mắng không bởi người khùng, nếu có chỉ là người…không bình thường chút thôi- Ông Nguyễn Thanh Sơn, thứ trưởng ngoại giao.
Hình như cứ ai đụng đến nhà sử học, vị đại biểu QH nhiều khóa này đều nổi…tai tiếng thì phải.
Được biết đến như một người hay có những câu chất vấn ấn tượng trong các kỳ họp QH, ông có vẻ được Nhân Dân mến mộ, trong khi các đồng chí X, đồng chí Y thì tất nhiên là không rồi, nếu không muốn nói ghét ông đằng khác… Âu cũng là “Tai nạn nghề nghiệp”. Nếu ông cứ ngủ gật, hay cứ ngồi im như nhiều trăm kẻ khác năm đôi lần xách catap đến Hội trường Ba Đình, thì ông đâu bị chửi bị mắng.
Hãy khoan nói tới lý do vì sao ông bị người bên BNG mắng. Hãy điểm qua thành tích “Ghi bàn” và cả “Đốt lưới nhà” của vị đại biểu may mắn chưa vào đảng này…
Những bàn thắng của ông có lẽ mọi người còn nhớ, vì thế xin phép không được nêu ra đây. Như vậy hơi bất công, nhưng cũng tránh được dài dòng. Chỉ xin nhắc lại mấy pha “Đốt lưới nhà” của “Cầu thủ” này.
Còn nhớ mấy năm trước, khi người ta đem vị ts họ Cù ra xử vì tội đòi đa nguyên đa đảng, nhất là dám kiện ông thủ tướng…thì nhà sử học có câu phát biểu như trích dẫn từ dân gian: “…Nói phải củ cải cũng phải nghe!...”.
Phải chăng ông DTQ nói vậy là muốn bênh khéo người bị kiện? Rằng muốn bảo rằng vị ts nọ bị đi tù là đáng lắm, bởi “nói không phải” (?)…
Nhưng người ta phải hiểu thế nào, khi vị đại tướng huyền thoại cũng như nhiều nhân sỹ khác của Đất Nước góp ý rất tâm huyết về việc dừng Dự án bauxit Tây Nguyên, sao “Củ cải” không chịu nghe? Không lẽ vị đại tướng cũng “Nói không phải”? Không những không “Nghe”, mà “Củ cải” còn không thèm trả lời thư của đại tướng-một hành động rất khiếm nhã…
Thật tiếc, nhà sử học đáng kính không nhận thấy một điều hết sức rõ ràng rằng, “Củ cải” hầu như không bao giờ biết lắng nghe ai, từ đơn thư của người Dân cho tới góp ý của các trí thức yêu nước…
Lần khác, trả lời VTV News, ông nói đại ý: Về vấn đề Biển Đông, cần phải trang bị cho người Dân những kiến thức hiện đại về luật biển…
Lời phát biểu đó đáng lưu ý là nó được đưa lên trong khi cuộc biểu tình của Nhân Dân hai tp HN và SG đang diễn ra và đang bị đàn áp dưới mọi hình thức bởi nhà cầm quyền. Họ nói đại rằng các cuộc biểu tình đó bị các thế lực thù địch lợi dụng(?). (Trong khi trải qua 11 cuộc biểu tình, nhà cầm quyền, với lực lượng CA vừa chìm vừa nổi, cả lực lượng dân phố dân phòng hùng hậu cũng không bói đâu ra một tên phản động…). Điều cần bàn ở pha “Đốt lưới nhà” này là: Có cần phải “Trang bị những kiến thức hiện đại về biển, luật biển” cho Nhân Dân? Và nếu là cần thiết, thì bao giờ và bằng cách nào để “Trang bị” cho Dân những “Kiến thức” đó? Nói như ông khác nào bảo phải phổ cập đại học cho toàn Dân. Nói như ông khác nào bảo khi nào được nhà cầm quyền “trang bị” cho những kiến thức đó mới hiểu được đâu là biển đảo của mình, và mới biết biểu tình là đúng sai!?...Rồi thì lúc đó có biểu tình thì biểu tình…
Ngoài ra còn vài lần ông “Đốt lưới nhà”, như lần trả lời pv hãng thông tấn BBC liên quan tới vấn đề Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của VN, hay cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam của VN những năm 80s...ông cũng chưa có cái nhìn thật thấu đáo khách quan của sự kiện. Hay khi bị chửi “Vô tư” bởi “Đại biểu tâm thần” HHP, ông, hình như phát hoảng nên có ngay bài viết trần tình về con đường đưa ông trở thành nhà sử học là bởi cuốn sách (Mà ông khẳng định vô cùng bổ ích!). Đó là cuốn “Vừa đi đường vừa kể chuyện”, tác giả Trần Dân Tiên. Ai cũng biết Trần Dân Tiên là ai, và cuốn “Vừa đi đường vừa kể chuyện” “Kể” gì trong đó…Cũng cần nói thêm, khoảng 7 năm về trước, khi trả lời pv báo ANTG, ông còn nói “…Nếu muốn nói sự thật, trước hết tôi cần phải giữ cái đầu!...”. Với câu phát biểu này, ông cho thấy ông không phải là Tư Mã Thiên. Tuy nhiên, cũng qua lời phát biểu đó, ông đã gián tiếp tố cáo cái thể chế mà ông và Nhân Dân của ông đang sống, không có đất cho những ai muốn nói sự thật!!!



Nhà sử học của chúng ta nổi tiếng khá lâu rồi; Trong khi cái ông thứ trưởng ngoại giao tên Sơn thì mới nổi… tiếng gần đây thôi. Ông Sơn (Hình như còn kiêm cả chức Chủ nhiệm UB về người Việt ở nước ngoài), người vừa mắng nhà sử học, được nhiều người biết đến gần đây với phát biểu rất dễ thương, thể hiện vừa tâm, vừa tầm của con nhà ngoại giao. Ông nói về cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt ở hải ngoại phản đối một quan chức hàng đầu của nhà nước VN nhân chuyến công du của ông này, rằng những người này biểu tình vì thù hận và vì…tiền. Câu nói của ông Sơn đúng một nửa. Nửa kia chẳng khác một lời thóa mạ “Khúc ruột ngàn dặm”. (Phát biểu như thế, ông Sơn đã quên rằng, đảng ta luôn khẳng định Cộng đồng người Việt hải ngoại là bộ phận không thể tách rời của Dân Tộc; rằng đảng luôn quan tâm chăm lo(!) tới đời sống cũng như tâm tư nguyện vọng của bà con Việt kiều…).
Ông Sơn cho rằng người ta đi biểu tình vì tiền là nói liều, thiếu suy nghĩ, là “Suy bụng ta ra bụng người”. Còn bảo người đi biểu tình vì thù hận, thì chính ông và nhà nước cộng sản phải tự hiểu điều đó. Không thù hận sao được, khi chính các đồng chí của đồng chí đã đẩy gia đình họ vào cảnh nhà tan cửa nát, phải “chia lìa đôi ngả”, kẻ ra đi người ở lại. “Chia lìa đôi ngả” còn bởi âm dương đôi đường…
Trở lại lý do đồng chí Sơn mắng nhà sử học. Xuất phát từ chuyện thi thố sắc đẹp của cô Trần thị Quỳnh. Nguyên nhân bắt đầu từ dải băng cô Quỳnh đeo tên nước bị ghi sai thành Vietnem. Ông DTQ cho lỗi đó không đáng gì, trong khi đồng chí Sơn thì coi đó là sự sỉ nhục…nhân cái sai này, đồng chí Sơn khẳng định các người đẹp của ta rất dốt về lịch sử…(Giống ai đó làm ngoại giao nhưng dốt về ngoại giao…).
Thiết nghĩ trước hết phải xem chữ Vietnem là chính tay cô Quỳnh viết, hay dải băng mà cô đeo có tên nước bị viết sai là do người khác đem đến, cô chỉ việc đeo vào…
Những cuộc thi hát, thi thời trang, các ca sỹ, người mẫu thường được người ta make up… rồi cứ thế mà ra, mà biểu diễn trình diễn… Sự thật thì dù có khiếm khuyết gì, họ cũng khó phát hiện ra, đành phải “Nhờ” khán giả hay Ban giám khảo “Phát hiện” hộ. Các diễn viên thường hồi hộp, lo lắng, vì vai diễn của mình, nhất với người lần đầu xuất hiện trước công chúng, mà lại nhút nhát thiếu tự tin…
Huống hồ một cuộc thi QT về sắc đẹp. Người thi có biết bao mối lo lắng bận tâm. Họ phải chú tâm vào những điều được căn dặn, được học hỏi từ trước, bước đi thế nào, ánh mắt ra sao, động tác quay, dáng đứng…nên cái dải băng mà ai đó đưa cho người đẹp đeo, nếu có sai sót, thì lỗi, trước hết phải thuộc về người khác, những người khác. Thậm chí cô Quỳnh, thay vì phải xin lỗi có thể kiện ai đó dù vô tình hay hữu ý đã làm nên cái sai của cô. (Đấy là với điều kiện cô Quỳnh chỉ là người nhận dải băng từ tay người khác).
Vì vậy, nhà sử học trong trường hợp này tỏ ra có lý, khi cho rằng đồng chí Sơn “Nâng tầm quan trọng hóa” khi coi việc ghi sai tên nước là sự sỉ nhục…
Ôi, đồng chí Sơn có lòng tự tôn Dân Tộc, thật đáng khen thay. Nhưng những lần quốc thể bị lăng nhục, sao không thấy đồng chí Sơn và các đồng chí của đồng chí lên tiếng kêu “Nhục” nhỉ. Những lần tàu “Nước Lạ” xuất phát từ nước “Láng giềng bốn tốt” xâm phạm lãnh hải VN, ngang ngược hung hãn đánh, bắt, cướp ngư dân VN, đến mức Nhân Dân VN, dù biết sẽ gặp sự đàn áp bắt bớ đe dọa của nhà cầm quyền, vẫn xuống đường biểu tình… Chẳng lẽ đồng chí Sơn không thấy nhục trong những lần đó sao? Và còn cái vụ “Cờ sáu sao” –cờ lạ xuất hiện ở VN tới những hai lần. Lần đầu ngay sau khi nó xuất hiện trên bản tin thời sự của VTV (Truyền thông của đảng độc quyền), đã bị báo Lề Dân la lối rầm trời cảnh báo… Thế mà mấy tháng sau, cờ sáu sao vẫn ngang nhiên xuất hiện trên lãnh thổ VN. Sau khi bị dư luận la lối quá trời, Ban lễ tân thuộc BNG (Của đồng chí Sơn) mới có lời xin lỗi dành cho…đại sứ quán Trung Quốc(!)… Có kẻ ác khẩu còn cho rằng đây là một việc làm cố ý, thậm chí là việc làm có mưu đồ của thế lực (Không thù địch).
Đồng chí Sơn suy nghĩ gì về trường hợp này?
Nếu đồng chí có lòng tự tôn Dân Tộc cao như vậy, hẳn phải thấy sỉ nhục trong những trường hợp dân ta ở Tây Nguyên bị đánh đập tàn bạo khi bén mảng tới gần “Lãnh thổ” của “Người lạ” trong cái gọi là Dự án bauxit Tây nguyên chứ? Ngư dân mình bị nó đánh, nó bắt nó thu hết ngư cụ, nó bắt nộp tiền chuộc. “Nhục quá trời!”! (Có nhà văn đã uất ức thốt lên như thế) mà chẳng thấy đồng chí Sơn thở dài hay ho he nỗi nhục… Vậy mà chỉ có mỗi sơ xuất tên nước (Mà lại không phải lỗi của người Việt thí sinh), mà đồng chí Sơn thấy đó là sự sỉ nhục. Dám hỏi do ĐỘNG CƠ nào mà đồng chí Sơn nổi hứng thấy sự sỉ nhục thế?
Vậy rõ ràng, nỗi nhục mà đồng chí Sơn thấy ở đây, không phải tên nước hay quốc hiệu bị người ta ghi sai, mà nếu có, nỗi nhục này ắt hẳn xuất phát từ việc nhà sử học dám “Dạy” BNG. Thì trong lời mắng mỏ của mình, đồng chí Sơn chả nói tới còn gì. Cô Quỳnh chỉ là cái cớ cho nỗi nhục mà đồng chí Sơn nói tới. Cũng có thể đồng chí Sơn chẳng thấy nhục hay sự sỉ nhục gì cả, mà chỉ là ai đó “nhờ” đồng chí nhân vụ này mắng cho nhà sử học mấy mắng.
Dù thế nào, ngôn ngữ đồng chí Sơn xổ ra cách hằn học (Chưa đến mức chợ búa), cũng cho thấy đồng chí chưa thật “Cao tay”. Nếu ghét ông nhà sử học, thậm chí là ghét cay ghét đắng, thiếu gì cách hạ nhục mà không cần phải có bài Tứ đại ngu, hay như bài mắng vừa rồi vu cho ông DTQ cái tội dám dạy cả BNG, Bộ VH, TT và DL…Đồng chí cứ “Dạy” lại vị ĐBQH này, để làm giảm uy tín của ông ta trong Nhân Dân, ví như bảo ông đừng có nêu lên cái gọi là văn hóa từ chức làm gì cho mất thời gian, vì Dũng này xuống sẽ có Dũng khác lên. Hùng này đi có Hùng khác về. Đồng chí X cũng như đồng chí Y cả thôi…, rằng sao ông không nêu những câu chất vấn xoáy mạnh vào những điều đã ghi trong HP minh định quyền con người hết sức căn bản như quyền biểu tình, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội…và chốt lại bao giờ những quyền đó được thực thi… Chưa nêu được những câu hỏi đó, hoặc nêu lên rồi bỏ đó, không rốt ráo đến cùng, khác nào đánh trống bỏ dùi… Vậy là Nhân Dân sẽ hết “Mê tín” nhà sử học đáng kính thôi mà. Làm gì phải ầm ĩ hằn học quá vậy.
Thôi đã trót mắng rồi thì dừng lại ở đó, đừng phẫn chí mà chửi như nghị Phước, kẻo lại phải xin lỗi, khác nào tự “Đốt lưới nhà”.

 Dec/27th/2013
Tác giả gửi  Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Lại nhớ "Mùa Đông" (3B)



BBB - Vừa rồi, vào gia tháng 12; anh Trương Quang Được cùng  hơn chục anh chị em cựu sinh viên ХПИ (Trường ĐHBK Kharkov) rủ nhau đi chơi “tất niên” về một nhà máy cơ khí tại HP, cũng như năm ngoái chúng tôi đã về thăm Tuyên Quang, địa phương đón tiếp nhiệt tình, vui vẻ. Những “người bạn rất cũ”(trên nửa thế kỷ) lại có dịp chuyện trò và “ôn lại’ những kỷ niệm xưa, trong câu chuyện không thể không nhắc tới những  “Người Bạn Nga” và đặc biệt có dịp ngắm những “Bóng hồng ngày xưa”... trong những tấm ảnh quí hiếm đã chụp năm nào.
Trong dịp này, khi nhìn cảnh tuyết phủ trắng ở Sapa... rất đẹp, tưởng như cảnh mùa đông quen thuộc hồi nào còn là SV; tôi đọc lại bài thơ “Cô bạn Nga” đã viết vài năm trước và xin đăng lại để chia sẻ... “Nỗi nhớ Mùa Đông” với Làng.
* (Dường như ai đi ngang cửa/ gió mùa đông bắc se lòng/ chiếc lá thu vàng đã rụng, chiều nay cũng bỏ ta đi./ Làm sao về được mùa đông...
Và chúng tôi lại hỏi đùa nhau:
Làm sao về được .... "MÙA ĐÔNG”?!.

 Bài hát “Nỗi nhớ mùa đông” của NS Phú Quang mà tôi rất thích; tuy không viết về mùa đông băng tuyết ở Nga nhưng “nỗi nhớ mùa đông”  thì dù ở đâu vẫn làm rung động lòng người.

CÔ BN NGA     

Kể từ ngày tôi đến nước Nga 
H
ơn năm mươi mùa tuyết đã qua.
Hôm nay h
p mt, xem nh cũ
Đ
ng gia hàng đu Natasa.
 
Cô gái Nga bn ca chúng tôi
Long lanh ánh m
t, ming cười tươi
Tâm h
n Nga, nhit tình, đôn hu
Đón chúng tôi t
bui ban đu.

Sáng cùng lên gi
ng đường nghe ging
Tối lại về giúp học tiếng Nga
Luyn phát âm tng câu tng ch.
(Ôi!. Ti
ếng Nga hc khó mà vui.
Chúng tôi phát âm sai ng
nghĩnh,
Cô s
ửa rồi, ch tm tỉm cười.
Và d
u dàng cô bo chúng tôi:
“ Ti
ếng Nga đ nói vi người mình yêu”.)  (1)
 Chúng tôi h
c sm, hc chiu
Khi ti
ếng va tho … “cm yêu” lâu ri.(2)
(Ng
ạc nhiên, thoáng chút … không vui
 Cô sao hi
u ni. Ơi, Người Bn Nga).
  

Bao nhiêu k
nim ... đã qua
Th
i sinh viên,
                   đ
ất nước Nga, …
                                        M
t thi…

Th
ời gian cứ mải miết trôi
Trong tôi đ
ọng lại ... n cười “Người xưa”,
“ Chi
u Matxcơva’’ vi “ Đôi B” (3)
C
ngân vang mãi đến gi,
                                        Nao nao…


Ngắm nhìn tấm ảnh hôm nào
t
ưởng như nghe tiếng còi tàu ri ga …
“Đatxviđanhia, Đatxviđanhia…
H
n gp li nhé!. Cô Bn Nga.”

Bao nhiêu mùa tuyết đã qua
ngoài tr
ời giá lạnh, trong ta… la hng.
M
t Tình Bn đp, sáng trong
Êm đ
m chy mãi như dòng sông Đông.
Hôm nay
ngồi ở  sông Hng
Nh
ớ sao ngày ấy bên dòng Vôn-ga…
Xa r
i!.
            Cô b
n Natasa.
Trong tôi,
             mãi mãi n
ước Nga….  rt gn.
  
                                                                          Trung Hải
         

(1) Người ta thường nói: Tiếng Pháp dùng để nói khi đàm phán, Tiếng Anh dùng trong thương mại, Tiếng Đức dùng để nói với kẻ thù, còn Tiếng Nga dùng để nói với người yêu.
 (2) Thời chúng tôi, Sinh viên VN học ở nước ngoài  có qui định cấm yêu
, kể cả với ta và với Tây, Tàu…ai vi phạm "bị lộ" thì "đằng sau quay"... về nước.
 (3
) Tên những bài hát  Nga mà chúng tôi rất thích.