Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

Mùa đông nước Nga trong mắt một người Việt.




BBB- Mùa đông nước Nga không đơn giản chỉ là những cảnh đẹp của xứ sở Bạch dương  băng tuyêt với cái lạnh ghê người. Đối với chúng ta còn nhiều hơn thế. Những kỷ niệm về đất nước hùng vĩ, tượi đẹp cả bốn mùa và những con người Nga đôn hậu vẫn ấm áp và sâu nặng.
Xin mời Làng xem bài sau đây của TG Võ Hoài Nam để cảm nhận "Mùa đông nước Nga trong mắt một người Viêt" vào thời điểm hiện nay.
Thứ sáu, 30/1/2015 | 10:20 GMT+7 
  |

Mùa đông nước Nga trong mắt một người Việt

Mùa đông trắng xóa ở xứ sở Bạch Dương luôn đẹp nhưng cũng đầy thử thách cho những người Việt đang gắn bó với mảnh đất này.
 
Mùa đông nước Nga kéo dài đến nửa năm, từ tháng 10 tới tháng 3, với đêm thì dài mà ngày thì ngắn. Từ 16, 17h, trời đã tối, và mãi tới 8, 9h sáng hôm sau mới rõ mặt người.
 
Nước Nga nổi tiếng là một trong những xứ sở lạnh nhất trên thế giới với nhiệt độ có khi lên tới -55, -60 độ C ở vùng phía Bắc cực. Ở các vùng khác trên toàn lãnh thổ Nga, nhiệt độ cũng dao động từ 0 đến -40 độ C.
 
Với những người Việt đang sinh sống tại đây, những bông tuyết đầu mùa bao giờ cũng khiến tâm hồn họ có đôi chút xao động. Mùa đông Nga luôn đẹp nhưng cũng đầy thử thách bởi thời điểm này, việc buôn bán làm ăn cũng khó khăn hơn.
 
Hầu hết người Việt sang Nga từ thời hợp tác lao động vào đầu những 1980 hay đến du lịch từ những năm 90 cho tới nay rồi ở lại làm ăn sinh sống.
Thời ấy, giữa nhiệt độ -20, 30 độ C lạnh cóng tay, bà con phải dậy từ sáng sớm đi lấy hàng và bươn bả ngoài chợ trời để tìm chỗ bán hàng. Dù đã đi giày lót lông nhưng họ phải lót thêm bìa các-tông trên tuyết đứng cho khỏi tê chân. Hai bàn tay xoa vào nhau, hít hà cho đỡ buốt dù đã đi găng tay dày.
 
Thời gian qua đi, cái khắc nghiệt của mùa đông Nga dần trở thành một phần thân thiết và gần gũi trong cuộc sống của họ. 
 
Khi một mùa xuân nữa sắp về trên quê hương thì nơi xứ tuyết xa xôi, người Việt vẫn đang trải qua những ngày đông lạnh giá. Trong nỗi chạnh lòng vì nhớ nhà, họ cũng không tránh khỏi lo âu trước những biến động của xã hội.
 
Những ngày này, đồng rúp bị mất giá. Tại Moscow, lượng khách vào ra mua bán thưa thớt. Một số cơ quan đang giảm biên chế. Cuộc sống đang là bài toán khó cho không chỉ người Nga mà cả người Việt nơi đây. 
 
Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn, hàng trăm nghìn người Việt vẫn gắn bó bao năm qua với nước Nga và những con người Nga nhân hậu. Không ít người Việt đã thành đạt và làm giàu từ chính mảnh đất này. Cũng giống như mùa đông nước Nga, khắc nghiệt nhưng vẫn thơ mộng và để lại nhiều hoài niệm. 
Võ Hoài Nam

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

THÈM (Thơ Trung Hải)



           THÈM

“Em thèm quá khứ vung roi  *
Tôi thèm hiện tại mỉm cười bớt đau”  *
Còn gì nữa
                  để thèm đâu!.
Thời gian …
                   phủ trắng
                               mái đầu bạc phơ.  
Một thời
                    vụng dại                                                                             
                                    ngu ngơ
Giọt sương buổi sáng
                                   câu thơ …
                                                     của mình.
Hoàng hôn
                      lại nhớ
                                      bình minh
Có thèm chăng
                             chỉ có…
                                           Tình Người thôi!.
Mưa qua,
                    nắng, …
                                lại lên rồi.
Nỗi buồn tan hết,
                            niềm vui, …
                                                  lại về.
Nụ cười
                 và cả đam mê
Hãy cùng ta nhé.
                            đến khi
                                            về Trời.
Đêm đông giá lạnh
                               sương rơi
Bỗng dưng gặp lại
                             "Nụ cười" ...
                                               Trong mơ.                             
Tỉnh rồi.
                        Xao xuyến, ngẩn ngơ, …
Tôi ngồi
                    viết mấy vần thơ ...
                                                   Cho mình.


                                         Trung Hải
                        (Hà Nội, Một đêm Mùa đông 2015). 
(*) - Thơ  Duê Mai & Song Thu


Ảnh minh họa (từ mạng)

Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

Từ miệng "quan to".

BBB - Tôi biết, những câu nói "để đời" của quan chức VN năm 2014  dưới đây, Làng đã nghe, đã đọc và cũng đã có những cuộc trao đổi, "bình loạn" trong những "buổi trà dư tửu hậu".
Tôi vẫn trích đăng lại bài sau đây để các Cụ nhớ lại một cách có "hệ thống", dễ trao đổi, cho lời bình và phát biểu "cảm tưởng" về những câu nói phát ra từ miệng của quan (to), chứ không phải từ... của trẻ con. Dân gian xưa thường ví: "Miệng quan, trôn trẻ...."!.
Không biêt nay có còn đúng nữa hay không, "hở" các Cụ?.
Nếu các vị "Lờ đờ cấp cao" mà "không rút kinh nghiệm", không chịu "suy nghĩ trước sau","uốn ba tấc lưỡi" nhiều lần trước khi "lói"...thì chắc hẳn năm 2015 chúng ta có thể sẽ còn được/ (phải) nghe nhiều câu "có gang, có thép" tương tự như những phát ngôn trên từ miệng "nhà quan" và "dân Nam ta" lại có dịp để tha hồ mà "bình loạn", mà "thư giãn" / bức xúc...., mà ngán ngẩm...!.

Trong một buổi nói chuyện tại Học viện Chính trị Quốc gia TPHCM, ông Bùi Quang Vinh Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư nói chuyện với các vị lãnh đạo Thành phố. Khi được hỏi về thế nào là thể chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Ông đáp: “Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”.
Ông Vinh trả lời câu này quả là chính xác, bởi vì kinh tế thị trường được khai sinh từ nền kinh tế tư bản.Mà lại nói ‘kinh tế thị trường theo định hướng XHCN’ thì khác nào như lấy râu ông này cắm cằm bà kia.
Cũng chủ đề thể chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã nói: Tôi cứ suy nghĩ mãi một điều, nếu chúng ta đi mà không rõ đi đâu, bằng cách nào, bao giờ đến… thì không bao giờ chúng ta đi nhanh và bền vững được.(phát biểu tại hội thảo khoa học “Xây dựng thể chế kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý đối với Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới, và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 22/12).
Các phát biểu trên cho thấy rằng sau nhiều thập kỷ đi theo cái goi là ‘kinh tế thị trường theo định hướng XHCN’ càng đi theo thể chế này càng không biết nó là cái gì thì làm sao mà đi tới được.
2 - Quốc hội có còn là của dân
Trong Hội nghị Đại biểu Quốc hội ngày 11/4/2014, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: “QH tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai?
Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội ( cơ quan đại biểu của dân) được cư dân mạng truyền đi và bình luận khá rôm rả.
3- Phát biểu của Bộ Trưởng Phùng Quang Thanh về phong Tướng
Sáng ngày 6/11/2014 Quốc hội thảo Luận về luật sỹ quan quân đội. Nhiều Đại biểu có ý kiến bây giờ sao nhiều tướng quá.
Thời chiến tranh cao lắm có 60 tướng, nhưng bây giờ là thời bình nhưng cả nước có đến 480 tướng (theo lời Bộ Trưởng Phùng Quan Thanh phát biểu trong hội nghị).
Khi Đại biểu quốc hội đề nghị giảm số Tướng thì ông Thanh phát biểu rằng : “Không phong tướng, anh em tâm tư”.
Đại biểu Dương Trung Quốc nhận xét phát biểu của Bộ trưởng Thanh trên báo giáo dục rằng “Anh mới chỉ nói tới tâm tư của quân đội thôi. Anh có nghĩ đến tâm tư của dân không? Tại sao làm luật mà cứ nói chuyện tâm tư?”
4- Phát biểu về ‘chạy chức chạy quyền’
PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học hành chính, Trưởng khoa Quản lý hành chính, Học viện hành chính Quốc gia chia sẻ với Báo Đất Việt rằng: “Cần luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền”.
Ông Tri giải thích rằng: Trên thế giới này chạy chức chạy quyền nhiều chứ (?!). Obama phải ‘chạy’ vào Nhà Trắng, Putin phải ‘chạy’ vào nhà đỏ thì việc chạy vào chức, quyền của Việt Nam cũng là dễ hiểu”.
Phải chăng ông Tri không biết rằng ở nước ngoài không phải là ‘chạy’ như ở Việt Nam mà là thông qua bầu cử. Còn ở Việt Nam từ ‘chạy ‘ ở đây là dùng tiền cũng như các mối quan hệ. Vì thế việc ông Tri đưa ra sự so sánh này quả là hài hước.
5- Cán bộ kiểm tra phân bằng miệng
Tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII diễn ra chiều 17/11/2014, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trong lúc trả lời cử tri về chống buôn lậu và hàng giả đã phát biểu một câu khiến cả nghị trường cũng như báo chí phải xôn xao.
“Công tác đấu tranh của chúng ta về phương tiện, công cụ vừa thiếu, vừa yếu, đặc biệt trang thiết bị kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng thiếu nên có nơi cán bộ quản lý thị trường phải thử bằng miệng để kiểm tra chất lượng phân bón, đây là hiện tượng có thật”, ông Hoàng nói.
6- Đường Trường Chinh cong ‘mềm mại’
Trong cuộc họp báo cáo Thành ủy Hà Nội ngày 8/4/2014, trước các thắc mắc vì sao đường Trướng Chinh đang thẳng lại bị nắn thành cong. Ông Dương Đức Tuấn, Phó giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc TP Hà Nội, đã nói: “Còn Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cũng thừa nhận đường Trường Chinh có cong, nhưng là ‘cong mềm mại’ chứ không phải ‘cong hình ghi đông xe đạp’ như phản ánh. Sở Quy hoạch Kiến trúc đã thiết kế theo đúng quy hoạch”
7- Bộ Trưởng Quốc phòng lo người Việt ghét Trung Quốc
Tại hội nghị của Chính phủ với địa phương triển khai Nghị quyết ngày 29/12/2014, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh bày tỏ: “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc
8- Vì sao càng chống tham nhũng, thì tham nhũng càng nhiều
Tại buổi tọa đàm chung tay chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ và Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) tổ chức ngày 9/12/2014. Đến phần nói về Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố chỉ số cả nhận tham nhũng ở Việt Nam 3 năm liền không thay đổi, tham nhũng ngàng càng nghiêm trọng hơn. Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh khẳng định kết quả mà TI công bố phù hợp với đánh giá của Việt Nam trong thời gian qua. Trong 3 năm qua, chúng ta không tụt không tăng có nghĩa là có tính ổn định. Chúng ta chưa đạt được kết quả như mong muốn là từng bước đẩy lùi tham nhũng”
 Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh cho rằng tham nhũng ở Việt Nam trong 3 năm qua (2012-2014) có tính chất ổn định. 
 9- Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng
Trong buổi tiếp xúc với Cử tri Hà Nội trước kỳ họp Quốc hội ngày 6/10/2014 Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu: “đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định”.


10- Hát quốc ca phải rưng rưng nước mắt thì đất nước mới giàu mạnh
Trong hội nghị tổng kết năm học 2013-2014 và triển khai nhiệm vụ năm học 2014-2015, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: nếu chúng ta không giáo dục cho con cháu rưng rưng khi hát Quốc ca thì đất nước không thể giàu mạnh”.
11- Ông Trần Văn Truyền phải lao động vất vả đến nỗi ‘thối cả móng tay’
Truyền thông thời gian qua có nhiều bài về ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng thanh tra Chính phủ, người sở hữu nhiều đất đai, biệt thự, và vừa bị kỷ luật vì vi phạm luật về đất đai.
Ông Truyền cũng trao đổi với Báo Pháp Luật rằng: Khi đã nghỉ hưu, tôi cũng về làm vườn, lao động đến thối cả móng tay, cực nhọc lắm chứ đâu bở”.

12- Không khí trang nghiêm quá nên bị “khớp”
Trong Phiên họp chất vất của Quốc hội ngày 11/6/2014. Khi được hỏi về con số 34.000 tỷ đồng đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận trả lời rằng: Con số này là do một đồng chí lãnh đạo cấp vụ của bộ ngồi phía sau trao lên cho đồng chí Thứ trưởng trong 1 tờ giấy. Thưa QH, thưa các đồng chí lãnh đạo, Đảng, nhà nước thông cảm cho, anh em dự một cuộc họp quan trọng như vậy, trang nghiêm như vậy nên em anh em bị khớp nên đã đọc con số đó, chứ con số đó bộ chưa có bàn bạc gì cả”.
13- Học kém thì đạo đức không thể tốt
Cũng trong phiên chất vấn này Bộ trưởng Luận khẳng định:“không nên nói đạo đức học sinh càng lên cao càng thấp. Với bậc học cao hơn thì hạnh kiểm còn phụ thuộc vào kết quả học tập nữa. “Học kém thì không thể đạo đức tốt được”,
14- Bán vé số đủ ăn
Vào ngày 11/6/2014 khi bàn về Chính sách giảm nghèo, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nói: “Chúng tôi nghiên cứu đồng bằng sông Cửu Long, đến vùng này tôi thấy tình hình đi làm thuê và bán vé số rất phổ biến nhưng có thu nhập cao, họ đủ trang trải cho một ngày ăn”
15- Ăn hoa quả nhiễm độc vẫn an toàn
Ông Nguyễn Xuân Hồng trả lời phóng viên Báo Đất Việt về hoa quả Trung Quốc nhiễm độc như sau
PV: Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật được phát hiện trong 300 tấn hoa quả gấp bao nhiêu lần mức cho phép? Số hoa quả độc này hiện đang ở đâu?
Ông Nguyễn Xuân Hồng: So với quy định, loại nhiều nhất cũng chỉ cao hơn 2-3 lần. Mức này là cực kỳ an toàn và người tiêu dùng đã sử dụng số hoa quả mà chúng tôi phát hiện nhiễm độc vẫn đang còn rất an toàn.
Bộ trưởng Y tế lại phát ngôn gây ‘sốc’
Khi dịch sởi bùng phát ở trẻ em, gây tử vong hàng trăm trẻ, người dân ồ ạt đưa trẻ vào Bệnh viện Nhi trung ương. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đến thăm bệnh viện này và phát biểu trước báo giới rằng: Chúng tôi mà có con cháu mắc sởi, không bao giờ dại cho vào đây”
16- Sập cầu vì người Mông đi rất nhanh
Liên quan đến vụ sập cầu treo tại Lai châu tháng 2/2014, Thiếu Tướng Trần Duân, GĐ Công an Tỉnh Lai châu trả lời Báo soha rằng: “Chúng tôi đang phối hợp với các đơn vị chuyên môn của Bộ Giao thông Vận tải để xác định nguyên nhân chính xác nhất dẫn đến sập cầu. Chưa thể khẳng định do làm ẩu, hoặc thi công không đúng. Quá tải và có hiện tượng cộng hưởng khi đoàn người đưa tang cùng đi trên cầu là nguyên nhân ban đầu chúng tôi nhận định. Vì người Mông khi khiêng quan tài thường đi rất nhanh”.
Ngọn Hải Đăng

Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

Tin sôt dẻo (Cần biết)

BBB - Tôi nghĩ từ cụ già đến trẻ em (mầm non) cũng đều quan tâm và cần biết chính thức và chính xác Thông tin sau đây về qui định nghỉ Tết Âm lịch 2015, ngày Giỗ Tổ Hùng vương và Ngày 30/4 và 1/5 để có thể "lập trình" kế hoạch những ngày nghỉ cho phù hợp.
Thực ra TẾT chỉ có mấy "hoạt động" chính như: ăn, nghỉ và quan trọng nhất thời nay là .... chơi (vui chơi giải trí, du lịch...). Tất nhiên viêc đi thăm hỏi, chúc Tết Gia đình, bạn hữu ...Và đi viếng mộ những người thân là rất quan trọng và cần nhiều thời gian.
Đã có một thời gian khó, những người thuộc thế hệ chúng ta cảm thấy... "sợ" Tết. Rất lo làm sao xếp hàng mua được các mặt hàng"tiêu chuẩn" tem phiếu được nhà nước cấp cho (như mấy lạng thịt lợn, ít gạo nếp, đỗ xanh, vài gam hạt tiêu để gói bánh chúng, hộp mứt, gói chè...). Rồi ai phải về quê thì lo xếp hàng mua vé tàu hỏa, ô tô khách (có người đi tàu về Vinh, Đồng Hới... đứng xếp hàng rồng rắn ở ga Hàng Cỏ HN cả ngày qua đêm mà chưa chắc đã mua được vé). Tôi nhớ có lần đi tàu hỏa về HP, tàu đông quá chen mãi mới lên được toa nhưng quá đông người nên nhiều người chỉ đứng được...."một chân". Xin nhắc lại vài "kỷ niệm" nhỏ để gọi là nhớ lại những Tết xưa. Mệt nhưng cũng vui. Nay mọi chuyện đã khác xa. Không còn chiến tranh, đời sống vật chất có khá hơn nhiều, hoạt động văn hóa vui chơi giải trí phong phú hơn,...  Thế nhưng về "đời sống tinh thần" của xã hội hiện nay cũng còn nhiều "vấn đề" nên trong lòng nhiều người đón Tết này chưa hẳn đã có niềm vui, và hy vọng  như Tết năm nào.
  Tôi còn nhớ , Tết năm nào Bác Hồ đã chúc" XUÂN  NÀY HƠN HẲN MẤY XUÂN QUA"?.
Tết này, Xuân này chắc là hơi khó. Liệu "Xuân sau" có hơn hay không?.
Một câu hỏi rất "nôm na", rất "đời thường" mà thật khó trả lời. Phải không các Cụ.
Xin chúc mọi người Năm mới cứ SỐNG KHỎE, SỐNG VUI, SỐNG CÓ ÍCH (trong điều kiện và hoàn cành của mình).



Chính phủ chốt phương án nghỉ Tết Ất Mùi 9 ngày


Cụ thể, công chức, viên chức sẽ nghỉ từ ngày 15/2 đến hết ngày 23/2 (tức là từ 27 Tết đến hết mùng 5 Tết). Tổng số ngày nghỉ của dịp này là 9, gồm 4 ngày cuối năm Giáp Ngọ và 5 ngày đầu năm Ất Mùi. Người lao động sẽ đi làm bù vào thứ bảy (14/2) để nghỉ thứ hai (16/2).
LichNghiTetAtMui-veryfinal-1273-14174308
Lịch nghỉ Tết Ất Mùi.
Giỗ tổ Hùng Vương, Ngày Chiến thắng 30/4, Ngày Quốc tế lao động 1/5 có tình huống một ngày làm việc xen kẽ giữa các ngày nghỉ. Trong hai phương án nghỉ 6 ngày và nghỉ 8 ngày do Bộ Lao động đề xuất, Chính phủ đồng ý nghỉ 6 ngày, từ 28/4 đến 3/5. Công chức, viên chức sẽ đi làm thứ bảy (25/4) để nghỉ thứ tư (29/4).
23/01/2015 10:10 GMT+7

Học sinh Hà Nội được nghỉ Tết 10 ngày

- UBND TP Hà Nội đã đồng ý với kế hoạch nghỉ Tết Ất Mùi. Theo đó, học sinh từ cấp mầm non đến THPT, trung cấp chuyên nghiệp thuộc các cơ sở giáo dục thủ đô được nghỉ Tết 10 ngày.
học sinh, giáo viên, lịch nghỉ Tết, Hà Nội
Ảnh minh họa: Văn Chung
Theo đó, đối với cán bộ, giáo viên, học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp, trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố sẽ được nghỉ Tết 10 ngày, từ ngày 14-23/2 (tức từ 26/12 đến mồng 5/1 âm lịch).
Đối với cán bộ, giáo viên, học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp được nghỉ Tết tổng cộng 15 ngày, từ ngày 9-23/2 (tức từ 21/12 đến mồng 5/1 âm lịch).
Cán bộ, công chức của Sở, phòng GD-ĐT các quận, huyện, thị xã được nghỉ Tết 9 ngày, từ 15-23/2 (tức từ 27/12 đến 5/1 âm lịch).
  • Nguyễn Thảo


Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

BBB. Gần đây tôi rất thích thú khi được đọc mấy bài thơ của Thu Giang (songthu vu) trên Blog "Hoa sim tím" ngắn, hay, lãng mạn và sâu lắng . Tôi có viết com  (mấy vần) để gọi là "chia sẻ" và T.Giang viết "trả lời" bằng cách "nối vẫn". (mời xem Blog hoa sim tím).
Sau khi đọc, tôi thấy có thể nối tiếp khổ thơ trên thành 1 bài để góp vui và góp phần cùng các Cụ làm ấm thêm cho Blog Làng ta trong những ngày Đông giá rét này.
Nhìn lá đỏ của những cây bàng, gợi cho tôi nhớ những Cây Bàng ở sân trường Ngô Quyền, những hàng phương vĩ dọc hai bờ sông Lấp của Hải Phòng - Thành phố Hoa Phượng đỏ, quê tôi;  với những kỷ niệm của "Một Thời đã xa" mà tôi cùng với D.Khắc, Đ.KMinh, QuangTrung (Calathau), Vũ Mão...đã học từ khi ở  QL - KHX về nước.
Xin mời Làng.





LÁ BÀNG

Lá Bàng đã đỏ
Mùa Đông đang về
Xốn xang chờ đợi
Mùa Xuân thầm thì…

“Rồi người ra đi
Bao giờ trở lại
Lá Bàng rụng mãi
Đếm bước chân ai …” (*)

Không thể nhạt phai
Màu hoa Phượng đỏ
Nụ cười ai đó
Lá Bàng mướt xanh.

Em gặp lại Anh
Sân trường rực nắng
Lá Bàng vẫn xanh
Mà đầu bạc trắng.

Kỷ niệm ngày xưa
Như “chùm hoa nắng”
Nhớ “Thời Xa vắng”
Lá Bàng…. Còn xanh.
                       
                     Trung Hải

    (Hà Nội, một ngày Mùa Đông 2015)

(*)- Thơ Thu Giang ( songthu vu).

Ảnh minh họa (từ mạng)