Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Hà Nội dừng chặt cây xanh


Thứ sáu, 20/3/2015 | 11:43 GMT+7
Tin nhanh VnExpress

Hà Nội dừng chặt hạ
cây xanh

Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
Quyết định trên được Chủ tịch Hà Nội đưa ra tại cuộc họp với các đơn vị liên quan sáng 20/3. Theo đó, sau khi kiểm tra tình hình, lắng nghe ý kiến công luận, UBND thành phố yêu cầu Sở Xây dựng, UBND các quận, các đơn vị dừng việc thay thế hàng loạt cây xanh trên đường phố hiện nay. Những cây đã hạ chuyển thì phải thay cây mới đảm bảo mật độ theo quy hoạch, hoàn thiện hè đường, đảm bảo giao thông đô thị; tổ chức chăm sóc, quản lý theo phân cấp, quy định.
anh-1-4146-1426826325.jpg
Việc chặt hạ cây xanh của thành phố Hà Nội gặp phải nhiều ý kiến trái chiều. Ảnh: Quý Đoàn.
Ông Thảo yêu cầu Sở Xây dựng phải rà soát, phân loại lại tiêu chí cây, xác định đúng đối tượng cây phải bổ sung, thay thế; lập kế hoạch, lộ trình thực hiện theo phương châm từng bước; đảm bảo duy trì mật độ cây xanh thường xuyên, liên tục cho từng tuyến phố phải thay cây; tiếp tục kêu gọi nhà tài trợ đầu tư và triển khai tổ chức thực hiện đề án.
"Chỉ hạ chuyển những cây phải giải phóng mặt bằng xây dựng hạ tầng theo quy hoạch, thay thế những cây mục ruỗng có nguy cơ đổ gãy, cây nghiêng ảnh hưởng đến an toàn giao thông, tính mạng, tài sản của nhân dân. Với những cây cong nghiêng ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và cây không đúng chủng loại đô thị thì thực hiện chỉnh trang thay thế từng bước. Chỉ thay thế những cây không thể chỉnh trang và duy trì được", ông Thảo nói.
Người đứng đầu thành phố cho hay, phải tạo sự đồng thuận của xã hội thông qua việc tiếp thu ý kiến, đóng góp của nhân dân, tham khảo ý kiến đóng góp của các nhà khoa học chuyên ngành để tạo sự đồng thuận trước khi thực hiện. Việc bảo tồn, cải tạo, bổ sung, thay thế cây xanh trên địa bàn Thủ đô là việc làm cần thiết liên quan không chỉ đến quản lý phát triển đô thị mà còn là tâm tư tình cảm của nhân dân Thủ đô.
anh-2-3847-1426826325.jpg
Thành phố Hà Nội dừng việc thay thế cây xanh để rà soát lại. Ảnh: Quý Đoàn.
Chủ tịch Hà Nội cũng hoan nghênh báo chí đã phản ánh kịp thời ý kiến dư luận. Thành phố bày tỏ mong muốn luôn nhận được đóng góp xây dựng trong thời gian tới, tất cả vì mục tiêu phát triển Thủ đô ngày càng xanh - sạch - đẹp - hiện đại.
Trước đó, Sở Xây dựng Hà Nội công bố đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị và đưa ra đề xuất chặt hạ khoảng 6.700 cây. Kế hoạch này vấp phải làn sóng phản đối của người dân thủ đô.
Người dân đã dán khẩu hiệu "đừng chặt tôi" lên thân cây, lập trang web "6.700 người vì 6.700 cây xanh" - trong vài ngày thu hút gần 35.000 "like". Tiến sĩ Trần Đăng Tuấn, GS Ngô Bảo Châu cũng gửi thư ngỏ đến lãnh đạo thành phố, đặt ra nhiều câu hỏi với nhà chức trách, trong đó thắc mắc "tại sao từ trước đến nay Công ty Công viên cây xanh vẫn duy tu, bảo trì mà không cần chiến dịch chặt cây?".
Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo đã phê bình các đơn vị triển khai đề án chặt hạ, di chuyển, thay thế cây xanh vì thông tin, tuyên truyền chưa đáp ứng được yêu cầu. Phó Ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long trước đó cho rằng, không cần hỏi dân việc thay thế cây xanh vì đó là trách nhiệm quản lý của cơ quan nhà nước.
Võ Hải

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Chuyện không lạ.

BBB - Lâu nay "người ta" (Cơ quan chống Tham nhũng..., Thanh tra, Kiểm tra...) cứ mỗi lần, được dư luận xã hội hoặc nhân dân phản ảnh về hiện tượng tiêu cực, tham nhũng thì có "điệp khúc" là: CHỨNG CỨ đâu?. Hoặc chưa thấy..., chưa nhận được "báo cáo". Và thế là họ cho "chìm xuồng", cho vào quên lãng, quá lắm thì "đóng cửa bảo nhau". Mặc dầu những chuyện tiêu cực, ăn của đút, tham nhũng , chạy chức, chạy tội v.v, thì "người trần mắt thịt" đều biết, đều thấy và không dưới 1 lần bản thân, hoặc gia đình trực tiếp "chịu trận", trải qua.
Mời Làng đọc bài trích ý kiến của TS Lê Đăng Doanh và vài người khác nêu ra sau đây, thì thấy cứ như chuyện "những người thích đùa". Không biết khi nghe những "ví dụ" trên, thì LĐ và cơ quan chức năng có còn "nhai lại cái điệp khúc" ở trên nữa không?.
Chuyện gợi ý "lỳ xì" (vòi vĩnh) mà ông Doanh nêu, là rất nhỏ; nhưng sau chuyện voi vĩnh phong bì lặt vặt như kiểu này, là những tòa lâu đài, trang trại. vàng, đô la ...những khối tài sản kếch xù do tham nhũng mà có, là rất phổ biến, mà chưa thấy chống, chưa thấy "xử" được những "con sâu cỡ bự" nào... như nhân dân mong muốn.
Đúng như Ông Tổng Trọng đã nhiều lần huấn thị: Chống TN là lâu dài (không thể một sớm một chiều), là khó khăn... phải quyết liệt, "đừng để ném chuột vỡ bình", vân vân và vân vân.
Nghe thì chả ai bắt bẻ được .Nhưng người dân cần những hành động chống TN,TC... mạnh mẽ , có kết quả cụ thể, chứ không ai tin vào những lời rao giảng suông, cũ mèm và "vô thưởng vô phạt" cả.

Doanh nghiệp bị xin cả tiền mừng tuổi

- Ngày Tết vừa rồi, có chị giám đốc nhận được thư chúc mừng năm mới của một cơ quan quản lý nhà nước, nhưng kèm trong đó là danh sách 35 cán bộ cần mừng tuổi. Công chức nhũng nhiễu doanh nghiệp như vậy là cản trở cải cách thể chế.


Gọi điện vòi vĩnh
Tại hội thảo "Nâng cao năng lực cạnh tranh: Doanh nghiệp chung tay trong cải cách thể chế" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI cùng USAID tổ chức sáng nay, nhiều chuyên gia kinh tế đã dẫn những câu chuyện về nỗi khổ bị vòi vĩnh của doanh nghiệp.
TS Lê Đăng Doanh kể: "Mới đây, một chị giám đốc chủ 2 khách sạn ở Hà Nội đã cho tôi xem thư chúc mừng năm mới của một cơ quan quản lý nhà nước, mà tôi không tiện nêu tên. Đáng nói ở đây là kèm theo thư, còn có một danh sách đề nghị phải mừng tuổi 35 cán bộ của cơ quan này".
cải cách thể chế, VCCI,  Lê Đăng Doanh
TS Lê Đăng Doanh. Ảnh: Dân Việt
"Đến mùa hè, công ty chị giám đốc lại nhận được những đề nghị như tài trợ cho cơ quan quản lý nhà nước tổ chức cho cán bộ đi nghỉ mát. Có trường hợp thì nhận được yêu cầu doanh nghiệp đóng góp cho tỉnh tổ chức một đoàn đi khảo sát nước ngoài, ông Doanh kể tiếp.
Và ông nhấn mạnh: "Đó là tham nhũng".
TS Doanh dẫn chứng thêm: "Tôi đi một tỉnh, chứng kiến cảnh chủ tịch huyện mời khách đi ăn tối. Ăn gần xong, có mấy doanh nghiệp được gọi đến, họ ngơ ngác không hiểu chuyện gì. Ông chủ tịch nói, đến phần này, các cậu giải quyết đi (trả tiền ăn)".
"Trong cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh thì cần nhấn mạnh vai trò của chính quyền địa phương. Đặc biệt, phải có quy định nghiêm cấm công chức đòi hỏi doanh nghiệp 'cõng' chi phí thêm", ông Doanh nói.
"Giờ đã đến lúc phải nhìn thẳng sự thật đó, trung thực với mình để điều chỉnh. Nếu không, nỗ lực cải cách thể chế của chúng ta sẽ đụng đến các giới hạn, không tiến tới được", TS Doanh lo ngại.
Nối tiếp nỗi bức xúc của TS Doanh, TS Lưu Bích Hồ nói: "Cũng cần phải thương cả doanh nghiệp nhà nước nữa. Tôi đã nghe tổng giám đốc một doanh nghiệp rất lớn than phiền, có ngày, có thể nhận được hàng chục cuộc điện thoại vòi vĩnh...".
"Trong cải cách thể chế, sự chung tay giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước rất quan trọng. Kinh nghiệm từ xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cho thấy, tỉnh thành nào nỗ lực, quyết liệt đều có thay đổi về thứ hạng. Chỉ cần buông ra là tụt xuống", TS Hồ nhận định.
Ông là một trong nhiều chuyên gia kinh tế vừa tham dự chuỗi hội thảo 4 ngày liên tiếp tuần qua tại Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ, bàn chi tiết từng chỉ số trong báo cáo cải thiện môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới.
Ông cho biết, những điều tra so sánh của Ngân hàng Thế giới rất hay, nhưng mức độ chính xác rất tương đối. Ở Việt Nam, nhiều yếu tố khi điều tra không thể đưa vào, như chi phí bôi trơn hay những thủ tục lằng nhằng, chạy chọt không tính được mà chỉ có thể dựa vào lời các doanh nghiệp chính thống.
"VCCI nên cử cán bộ tham gia mỗi cuộc điều tra về cải thiện môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới, vì nhiều vấn đề chỉ ta mới hiểu, các chuyên gia nước ngoài không thể hiểu được. Trong khi đó, khi tiến tới ASEAN-6, ASEAN-4, có những con số đo lường cải thiện rất quan trọng", ông Hồ đề nghị.

Hà Nội "Chặt ...đồng loạt".

BBB- Về cái chuyện chặt, hạ cây xanh ở Thủ đô thời gian qua làm nhiều người dân quan tâm, bức xúc và có nhiều ý kiến góp ý, phản biện. Nhiều ý kiến có lý có tình, nhưng xem ra việc tiếp nhận để nghiên cứu, xem xét cho thấu đáo và xử lý cho hợp lý, có hiệu quả của quan chức có trách nhiệm của HN, hình như "chưa ổn", còn có việc chưa được nhân dân đồng tình, ủng hộ.
Tôi không có ý định phân tích cụ thể chỗ nào chặt đi là đúng, chỗ thì không (hoặc chưa) nên chặt, hạ..., hoặc nên làm như thế nào là hợp lý và có hiệu quả (về góc độ kinh tế, quy hoạch GT, môi trường...) vì đã có quá nhiều các nhà chuyên môn (am hiểu về lĩnh vực này) và cả những "ngườì Tràng A n xịn" đã nêu ý kiến,  kiến nghị...rồi.
Tôi thấy Thư ngỏ của NB Trần Đăng Tuấn (nguyên PTGĐ Đài Truyền hình TW) gửi ông NT.Thảo (Chủ tịch Hà Nội) và những câu hỏi của GS Toán học Ngô Bảo Châu rất xác đáng. 

Xin tải về những câu hỏi của GS NB.Châu để Làng tham khảo và trao đổi.


GS Ngô Bảo Châu lên tiếng về việc chặt 6.700 cây xanh ở Hà Nội

Giáo sư đưa ra những câu hỏi xoay quanh dự án gây nhiều tranh cãi này ở thủ đô.

Tối 18/3, giáo sư Ngô Bảo Châu chia sẻ trên trang cá nhân một số câu hỏi về việc thành phố Hà Nội quyết định chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh.
Trong đó, giáo sư đưa ra ba vấn đề lớn, chủ yếu xoay quanh những lý do mà thành phố Hà Nội đưa ra để chặt cây. Ở mỗi vấn đề, ông đều đặt ra những câu hỏi vì muốn làm rõ những lý do đó.
Lý do để chặt cây và các câu hỏi:

1. Duy tu bảo trì cây, chặt cây mục ruỗng đề phòng nguy hiểm mùa mưa bão.
Câu hỏi:

1a. Tại sao từ trước đến nay công ty công viên cây xanh vẫn thực hiện duy tu bảo trì mà không cần chiến dịch chặt cây?

1b. Tại sao nhiều cây cao, thẳng, khoẻ mạnh cũng bị chặt?

1c. Có ở đâu, nơi nào, khi nào người ta duy tu bảo trì cây xanh bằng cách chặt cây hàng loạt hay không?

2. Cây trồng không đồng bộ, chặt đi trồng lại đồng bộ để đảm bảo mỹ quan thành phố.
Câu hỏi:

2a. Nhiều khu phố nhà Hà Nội xây cất thiêú quy hoạch, phản mỹ quan, liệu có cần ủi đi xây lại không?

2b. Biển quảng cáo kích thước không đồng bộ, có cái khổng lồ, có cái mới treo chồng lên cái cũ, sao không có chiến dịch chế tài, gỡ hết đi cho đỡ nhem nhuốc bộ mặt thành phố?

2c. Cây mới trồng lại bao giờ mới lớn? Để chờ một có một hàng cây đồng bộ thẳng hàng, tổn thất cho dân là gì, có xứng đáng không?

2d. Nếu mỹ quan phố phường là việc quan trọng, thì việc chặt cây trồng cây mới có phải là việc cần ưu tiên hay không? Cây xanh có phải là cái làm xấu nhất bộ mặt thành phố không?

3. Chặt cây để mở đường, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Câu hỏi:

3a. Phát triển thành phố đã có quy hoạch, tại sao bỗng dưng lại phải có chiến dịch chặt cây?

3b. Ngoài việc xây đường tàu, cải thiện giao thông công cộng ở Hà Nội, mà theo tôi là một lý do hoàn toàn hợp lý để chặt cây, những quy hoạch khác là gì, có hợp lý không?

3c. Trong trường hợp có quy hoạch hạ tầng lợi ích công cộng là lý do hợp lý để chặt cây, quy hoạch đã có tiến độ chưa, có cần chặt cây ngay bây giờ không? Có cần chặt cây nhiều nơi và đồng loạt không?

Nhà báo Trần Đăng Tuấn gửi thư kiến nghị Hà Nội dừng chặt bỏ 6.700 cây xanh

Thông tin về hình ảnh chặt hạ cây xanh đang gây lo lắng, băn khoăn và cả thắc mắc cho nhiều người dân Thủ đô. Ngày 16/3, nhà báo Trần Đăng Tuấn đã có thư ngỏ gửi ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về vấn đề này.

Nhà báo Trần Đăng Tuấn gửi thư kiến nghị Hà Nội dừng chặt bỏ 6.700 cây xanh


THƯ NGỎ


Kính gửi: Ông Nguyễn Thế Thảo
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Thông tin về việc sẽ loại bỏ 6700 cây xanh trên 190 tuyến phố Hà Nội và thực tế đang diễn ra việc chặt hạ cây xanh trên nhiều tuyến đường của Hà Nội đang gây lo lắng, băn khoăn và cả thắc mắc cho rất nhiều người dân, không chỉ ở Thủ Đô mà trong cả nước.
Cần nói rằng người dân không phản đối chuyện chặt một số cây. Nếu việc hạ cây vì những lý do bất khả kháng như:
- Cây nguy hiểm,bị cong, hỏng, dễ đổ, dễ gây tai nạn
- Cây gây hại cho sức khoẻ, cây không có tác dụng cho cuộc sống.
- Để đảm bảo giao thông
thì chắc không ai có ý kiến khác.
Hiện Sở Xây dựng Hà Nội nói rằng đã khảo sát trên các tuyến phố và lọc ra 6700 cây thuộc dạng đó cần loại bỏ, cần thay.

Tôi xin kiến nghị Ông Chủ tịch:

Nên tạm dừng việc hạ chặt cây một thời gian để người dân tự kiểm tra: Có đúng 6700 cây đó là thuộc diện cần loại, thay hay không?

Thông báo trên báo chí cho mọi người biết có bao nhiêu cây như vậy ở trên mỗi tuyến phố cụ thể. Đánh dấu nhận biết 6700 cây đó, để người dân bằng mắt mình kiểm nghiệm và thấy việc này thoả đáng không. Nếu thoả đáng, người ta không có lý gì không ủng hộ. Nếu không thoả đáng, người dân sẽ có ý kiến và Sở xây dựng cần có sự xem xét điều chỉnh lại danh mục cây cần loại.

Hãy lắng nghe các nhà khoa học và người dân đưa ra ý kiến của mình về việc:
- Nên giữ lại hay bỏ những cây gì. Cây gì giữ nhưng nên bớt.
- Việc thay thế (nếu thực sự cần) theo cách thức nào: Trồng mới xen thay dần cây cũ hay trồng mới một loạt, bỏ cây cũ một loạt.
- Chọn cây mới trên cơ sở gì, có thoả đáng không và khía cạnh kinh phí thì như thế nào. Đã là hợp lý, tiết kiệm hay không trong thời điểm này. Bao nhiêu kinh phí từ ngân sách, bao nhiêu do các đơn vị, tổ chức, cá nhân ủng hộ. Việc sử dụng ngân sách mua cây, trồng cây, thay cây... theo phương thức nào.

Đó cũng là thể hiện trách nhiệm thông tin công khai, minh bạch.
Mong ông Chủ tịch quan tâm xem xét kiến nghị này.
Trân trọng.

Trần Đăng Tuấn
(Mỹ Đình- Từ Liêm-Hà Nội)
Chú thích của BBB: Ông NT.Thảo đã có ý kiến phản hồi thư của Ông Tuấn, nhưng rất chung chung theo dạng "chuyển" cơ quan chức năng.... xem xét, giải quyết...

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Đi dọc những con phố thủ đô ngày này, bạn không khỏi ngỡ ngàng nhận ra Hà Nội như có đủ cả bốn mùa với mọi sắc màu của cỏ cây hoa lá.

Tháng 3 là khoảng thời gian tuyệt vời của Hà Nội bởi sự xuất hiện của những cánh hoa sưa tinh khôi, mong manh như tuyết trắng bao phủ nhiều con phố. Trong ánh nắng mai nhẹ nhàng cuối xuân, hình ảnh hàng sưa nghiêng mình với những cánh hoa li ti khẽ bay theo từng cơn gió thường khiến nhiều du khách thích thú.

Mỗi dịp đầu tháng 3, khi mùa sưa bắt đầu nở, khắp các góc phố thủ đô như được phủ tuyết trắng. Bạn có thể gặp loài hoa này nở nhiều ở phố Hàng Dầu, Phan Chu Trinh, khu vực hồ Giảng Võ, Bách Thảo…

Cùng với sưa, hoa bưởi, hoa ban và hoa xoan cũng trở thành biểu tượng của tháng 3 Hà Nội. Không kiêu sa, đài các như những loài khác, từ lâu, hoa bưởi giống như người con gái mộc mạc, trong sáng, mang nét duyên thầm và luôn tỏa hương thơm dịu dàng làm say lòng người.

Hình ảnh những gánh hàng rong chở đầy hoa bưởi lang thang trên con phố Hà Nội đã trở nên quen thuộc. Thành phố nhộn nhịp và hiện đại bỗng trở lại thanh bình và hoài cổ trong những hình ảnh nên thơ ấy. Hoa bưởi được bán khắp phố phường mỗi mùa xuân.

Nhắc đến hoa xoan, chắc hẳn nhiều người còn nhớ câu “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay/Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy” trong một kiệt tác thơ xuân của Nguyễn Bính. Hoa xoan ngày nay được trồng nhiều ở các vùng quê và ngoại thành.

Hầu như làng quê Bắc Bộ nào cũng có một cây gạo, thường ở đầu làng hoặc giữa đồng. Ở thủ đô, du khách cũng có thể bắt gặp sắc đỏ tươi của loài hoa này ngay tại Viện Bảo tàng lịch sử.

Tháng 3, trong tiết trời đang chuyển mùa từ đông sang hè, trên các nẻo đường Hà Nội, hoa ban cũng bắt đầu khoe sắc thắm. Đi trên đường Thanh Niên, Hoàng Diệu (đoạn tượng Đài Bắc Sơn) sẽ bắt gặp những thảm hoa ban tím ngắt cả con phố.

Sắc hoa ban giữa trời Hà Nội.

Cây lộc vừng chuyển lá bên Hồ Gươm mang đến sắc vàng lãng mạn.

Góp thêm cho gam màu này là những chiếc lá bàng cuối mùa còn sót lại, trước khi đón lộc xanh mơn mởn.
(Theo diaoconline.com)


Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

"Biết - Không biết" (Thơ T.S Lê Thống Nhất)

BBB - Nhân dịp Ngày 8/3 tôi tải bài này từ trên mạng về để mời Làng đọc.

 - Bài thơ "Biết - Không biết" của Tiến sĩ Lê Thống Nhất dành tặng vợ và những người làm vợ khiến cộng đồng mạng cực kì thích thú.
Ngày 8-3 là ngày của chị em phụ nữ, đừng quên dành tặng cho người thân yêu của các bạn những lời chúc tốt đẹp và những món quà ý nghĩa nhất trong ngày Quốc tế phụ nữ nhé!
Với những cảm xúc dạt dào và tình yêu dành cho vợ, Tiến sĩ Lê Thống Nhất đã viết tặng vợ và những người trong vai trò làm vợ bài thơ “Biết – Không biết”. Ngay sau khi đăng tải, bài thơ đã gây sốt cộng đồng mạng.
 Cộng đồng mạng phát sốt vì bài thơ tặng vợ 8/3 - 1
Ảnh Vợ chồng Tiến sĩ Lê Thống Nhất
Bài thơ là chuỗi những điều đối lập giữa một người chồng như “mơ ước” của vợ và một người chồng thực tế. Một người chồng có thể không sành về mĩ phẩm, không đủ tiền mua những bó hoa đắt đỏ, không am hiểu về các nhà hàng Âu – Á như ao ước của chị em nhưng người chồng ấy lại là người đàn ông đi suốt cuộc đời cùng vợ, một người đàn ông rất thật bên đời. Người chồng thực ấy biết chăm lo cho vợ con, biết phấn đấu vì tương lai của cả một gia đình. Bởi thế kết bài thơ, Tiến sĩ Lê Thống Nhất nhắn nhủ với vợ và những người làm vợ: “Xin em đừng buồn, em nhé! Em ơi!”

                          
Biết - Không biết

Có thể bên cạnh em

Có một người đàn ông như thế

Không biết tặng em mỹ phẩm để em ưa

Không biết nói lời hay mà người khác dư thừa

Không biết chọn cả loại hoa đắt tiền mà người mua cũng rùng mình một chút

Không biết post thiếp mừng em ở trên facebook

Không biết mời em đi nhà hàng Hàn Quốc hay Tầu

Không biết khen em khi em về từ hiệu làm đầu

Không biết bài hát tiếng Anh mà người trẻ nào cũng biết

Không biết so sánh các loại rượu ngon trong từng bữa tiệc

Và có thể thêm vài điều cũng không biết, em ơi!

***

Những người đàn ông em nhìn thấy trên đời

Có thể khác một người

Bên cạnh em năm tháng

Biết cần cù cùng em đi lên từ hai bàn tay trắng

Biết dậy sớm thức khuya lúc con ốm, vợ đau

Biết làm tất cả những gì để bữa cơm không chỉ có rau

Biết thùng gạo nhà mình vơi để trước sau lo liệu

Biết tiền tiêu Tết nào nhà mình còn đang thiếu

Biết khuyên mẹ chồng khi khó chịu về em

Biết cuốn truyện nào mà em vẫn thích xem

Biết lo cho con từ ngọn đèn ngồi học

Biết giấu bệnh của mình vì sợ em lo, em khóc

Biết chiếc xe đạp em đi hay trật cóc quay tròn

Biết xúc động lệ nhòa ngày hạnh phúc các con...

Biết - Không biết, bao thứ còn thể kể

***

Có một người đàn ông như thế

Xin em đừng buồn, em nhé! Em ơi!

Một mẫu đàn ông làm sao chọn trên đời

Có thể có một điều mà mọi người không rõ

Biết - Không biết, chọn cái gì với vợ?

Khi xung quanh ta lại có biết bao điều...

  
(Theo Đời sống / Gia đình).   TS Lê Thống Nhất

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

Viện trưởng Viện NC Tôn giáo đề nghị....

BBB -
Tết đã hết, nhưng mùa lễ hội đang "nở rộ". Mà ở nước ta, quanh năm lúc nào chả có các lễ hội gồm đủ các "chủng loại". Như lễ hội truyền thống, tâm linh, lịch sử, văn hóa...; cũ, mới, to nhỏ (cấp quốc gia và cấp làng xã); do chính quyền tổ chức hoặc "tự lo"; nhiều lễ hội có ý nghĩa đúng đắn, có lễ hội là hủ tục, gây phản cảm.... Việc tổ chức thì, hay dở đều có, gây lãng phí công sức, tiền của, thời gian .., gây mất trật tự an toàn xã hội, gây tai nạn....
Tóm lại về "vấn đề lễ hội" rất , rất được xã hội quan tâm và khá bức xúc...
Vì vậy đã có nhiều hội thảo, tốn nhiều giấy mực, cũng đã có không ít chỉ thị, chỉ đạo, qui định của các cấp kể cả cấp cao nhất (rất cụ thể, chi tiết, như cấm dùng "xe biển xanh", dùng "giờ nhà nước" để đi du xuân, "trẩy hội" v.v).
Kết quả cho đến nay, tình hình cũng chưa sáng sủa hơn, và còn rất nhiều việc phải trao đổi, phải bàn, phải làm, cả về phía "Nhà nước", người Dân và ... túm lại cho gọn (như "câu cửa miệng của LĐCC) là, ... của "toàn hệ thống chính trị", toàn xã hội.
Xin tải về bài sau đây cảu Tg Quỳnh Trang để Làng tham khảo và "cho ý kiến", cùng chia sẻ "quan điểm" của mình.
(Theo tôi đây chỉ là một "ý kiến nhỏ" về một "vấn đề nhớn", nhưng rất cụ thể và thẳng thắn.
Tôi rất đồng tình).

Thứ hai, 2/3/2015 | 11:20 GMT+7

Viện trưởng Tôn giáo: 'Lãnh đạo cấp cao không nên dự khai ấn đền Trần'

Sự hiện diện của lãnh đạo cấp cao trong lễ khai ấn đền Trần (Nam Định) khiến người dân tin việc lấy ấn sẽ giúp thăng quan tiến chức - Viện trưởng Nghiên cứu tôn giáo phân tích.

TS Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Nghiên cứu tôn giáo bày tỏ quan điểm không đồng tình với việc lãnh đạo cấp cao đến khai ấn đền Trần (Nam Định) vào đêm 14 tháng Giêng hàng năm. Theo ông Tuấn, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chen lấn, xô đẩy, giẫm lên nhau để cướp ấn những năm qua là do sự hiện diện của quan chức.

"Tôi đã nói nhiều về chuyện cứ có lãnh đạo cấp cao đến khai ấn thì càng đông người dân tin rằng ấn có thể giúp thăng quan tiến chức. Tôi đề nghị năm nay quan chức cấp cao không xuất hiện ở đó nữa. Lễ hội quy mô cấp tỉnh thì để tỉnh làm", Viện trưởng Nghiên cứu tôn giáo nói.
andentran-3745-1425267834.jpg
Vất vả chen lấn để có được ấn thiêng tại mùa lễ 2011. Ảnh: Bá Đô.
Theo tục lệ xưa, vua Trần ban ấn cho quan quân để mọi nhà hưởng lộc tích phúc, lao động hăng say, tưởng nhớ công ơn tổ tiên trong ngày làm việc đầu năm. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, ý nghĩa của ấn đền Trần đã biến tướng thành lễ cầu thăng quan tiến chức. Thời khắc khai ấn, hàng ngàn người chen lấn giẫm đạp, thả tiền, cướp cành lộc... bất chấp lực lượng cảnh sát được bố trí dày đặc đảm bảo an ninh cho lễ hội. 

Đồng quan điểm với TS Tuấn, TS Dân tộc học Trần Hữu Sơn, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lào Cai cũng cho rằng, "Nhà nước nên ít tham gia vào lễ hội truyền thống" bởi lễ hội là của người dân, nếu tham gia thì nên với tư cách người dân hoặc tránh dịp chính hội. "Nếu ta có cái tâm tốt, muốn ghi nhớ công ơn của các tiền nhân thì đến trước hay sau mùa lễ hội đều được", ông Sơn nói. 

Theo ông Sơn, lãnh đạo cấp cao chỉ nên tham dự lễ hội, Festival, ngày kỷ niệm lớn có quy mô toàn quốc và có tính giáo dục cao như lễ hội đền Hùng. Còn lễ hội đền Trần và các lễ hội truyền thống khác nên quy hoạch thành định kỳ, những năm tổ chức lớn để mời lãnh đạo tham dự. Tuy nhiên, không nhất thiết phải là cấp bộ trưởng mà có thể cấp dưới tham dự.

"Không hẳn sự xuất hiện của lãnh đạo cấp cao gây ra tình trạng lộn xộn, đông đúc của lễ hội, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng nhờ sự hiện diện của các quan chức cấp cao, uy tín lễ hội được nâng lên, du khách thập phương đến đông hơn và quy mô lễ hội được mở rộng", TS Sơn phân tích. 

Các nhà nghiên cứu đều cho rằng, các tỉnh đua nhau mời lãnh đạo cấp cao về tham gia lễ hội vì mục đích quảng cáo, muốn tỉnh mình cao hơn, sang hơn và một phần nhằm thu lợi kinh tế. 

le-hoi-den-Tran-23-6167-1425196907.jpg
TS Nguyễn Quốc Tuấn đề nghị lãnh đạo cấp cao không nên đến lễ khai ấn đền Trần (Nam Định). Ảnh: Bá Đô.
Khẳng định Ban tổ chức lễ hội không gửi giấy mời đến lãnh đạo cấp cao, thậm chí cấp tỉnh hay thành phố, Phó chủ tịch UBND thành phố Nam Định, Trưởng ban Tổ chức lễ khai ấn đền Trần - bà Cao Thị Tính cho rằng, lãnh đạo về dự lễ hội là một điều tốt, thể hiện tấm lòng trân kính của họ với cha ông, truyền thống dân tộc.

Theo bà Tính, dù thành phố đã tuyên truyền mục đích, ý nghĩa đúng đắn của ấn đền Trần, nhưng không phủ nhận có một số hiểu lầm rằng xin ấn để cầu thăng quan tiến chức.

"Những người có suy nghĩ đó là không hiểu truyền thống của lễ hội. Ấn đền Trần được ban phát với ý nghĩa cầu may, một năm phúc lộc tràn trề. Người dân bình thường, cô bán rau, chị bán thịt, họ có phải quan chức đâu nhưng vẫn đi xin ấn đền Trần vì mục đích đúng đắn trên. Những ai đến đền Trần với tâm ác, vụ lợi thì dù có mang được ấn về mọi việc cũng khó thuận buồm xuôi gió", bà Tính nói.
                                                                                                               
Quỳnh Trang