Sắp 40 năm kể từ ngày Giải phóng MN, Thống nhất Đất nước. Có rất nhiều bài viết, ... nhân sự kiện lịch sử này. Tôi tải về bài "Tản mạn..." của anh Vũ Cao Đàm (một người khá thân quen với nhiều cụ Làng ta) để các Cụ đọc và cùng suy ngẫm. Qua chuyện trò, trao đổi... , tôi biết nhiều Cụ cũng có những "suy nghĩ tản mạn" tương tự.
"Tản mạn" mà rất nghiêm túc, thấy vừa đau vừa buồn tủi cho một Dân tộc, một Đất nước giàu có, anh hùng... như nước VN của chúng ta hôm nay.
20/04/2015
Tản mạn chuyện 40 năm
Vũ Cao Đàm
Việt Nam 40 năm (1975-2015)
Đã 40 năm kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam, mà Việt Nam vẫn còn quá lẹt đẹt về nhiều mặt.
Về chỉ số khốn khổ, Việt Nam xếp hạng thứ 66().
Chỉ số này dùng để đánh giá mức độ khổ trong cuộc sống của người dân
tại các quốc gia trên cơ sở phép tính tổng tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất
cho vay và lạm phát trên tăng trưởng GDP đầu người trong năm. Chỉ số này
càng cao thì mức độ khốn khổ của người dân ở quốc gia đó càng lớn.
Kinh
tế Việt Nam hiện được xếp thứ 42 thế giới. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
tính theo ngang giá sức mua tương đương 322 tỷ USD, kinh tế Việt Nam
đứng thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia, Thái Lan, Malaysia,
Philippines và Singapore.
Tại
khu vực Đông Nam Á, nước có xếp hạng cao nhất là Indonesia (16) với hơn
1.223 tỷ USD. Theo sau là Thái Lan (21) với hơn 655 tỷ USD, Malaysia
(26), Philippines (29) và Singapore (39). Việt Nam xếp ở vị trí 42, ngay
sau Singapore trong khu vực, với hơn 322 tỷ USD.
Bảng
xếp hạng177 nền kinh tế của World Bank khác với thứ hạng tính theo GDP
danh nghĩa của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Theo IMF, dẫn đầu danh sách
này vẫn là Mỹ và Trung Quốc với hơn 15.700 và 8.200 tỷ USD. Các thứ hạng
sau có sự khác biệt, đứng thứ ba là Nhật Bản, tiếp đó đến Đức, Pháp,
Anh, Brazil và Nga. Việt Nam xếp hạng 51 trong danh sách này với GDP
danh nghĩa hơn 141 tỷ USD.
Nhật Bản 40 năm (1868-1908)
Theo các tài liệu được biết, thì công cuộc canh tân nước Nhật của Minh Trị Thiên Hoàng có thể tính từ 1868.
Đến
1905, tức sau 37 năm, Nhật chính thức đứng vào hàng các cường quốc trên
thế giới, đánh dấu bởi quyết định tuyên chiến với Nga. Trong cuộc chiến
này, Nhật đã chiến thắng Nga một cách vẻ vang và chiếm đóng Lữ Thuận,
một quân cảng của nước Tàu đang bị Nga chiếm đóng, khẳng định vai trò
cường quốc, quyết ngăn chặn sự bành trướng của Đế quốc Nga về hướng
Đông..
Hàn Quốc 40 năm (1963-2003)
Đại
Hàn Dân Quốc, gọi tắt là Hàn Quốc, nếu xét mốc phát triển bắt đầu từ
1963, tức là khi Tổng thống Park Chung Hee lên cầm quyền và bắt đầu
những chương trình phát triển đất nước. Thu nhập quốc dân theo đầu người
đã từ 100 USD (1963) lên 10.000 (1995) và 25.000 (2007).
Hàn
Quốc từ một đất nước nghèo nhất thế giới trở nên một cường quốc công
nghiệp được cả thế giới kính nể, cũng là một cường quốc kinh tế, xếp
hàng thứ 10 trên thế giới tính theo GDP năm 2006.
Triều Tiên cộng sản 40 năm (1953-1994)
Triều Tiên đang được xem là một quốc gia nghèo nhất thế giới. Nhưng cũng có cái đáng nể.
Năm
1953 ngừng bắn và chia cắt đất nước, giống như Việt Nam năm 1954. Ngay
1956, Triều Tiên đã bắt đầu chương trình vũ khí hạt nhân. 40 năm sau,
năm 1994, Triều Tiên đứng ngang ngửa với các cường quốc tham gia Hiệp
ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân. Nhưng đến 2003 Triều Tiên ngang ngược
tiến hành cuộc thử vũ khí hạt nhân đầu tiên. Và Triều Tiên đã thành công
trong các chương trình phát triển vũ khí của họ.
Triều
Tiên có số dân chừng nửa số dân Việt Nam. Tuổi của Tổng bí thư Triều
Tiên Kim Jung Un chỉ có lẽ tầm tuổi cháu nội Tổng Bí thư Việt Nam. Nhưng
ông Kim đã thể hiện một khí phách độc lập, quật cường, thậm chí có thể
nói là ngạo ngược, hung hăng trước các cường quốc, khác hẳn với “khí
thế” yếu hèn nhu nhược của lãnh đạo Việt Nam.
Dù
có nhiều chuyện thế giới đang phê phán chính sách độc tài của các nhà
lãnh đạo nước này, nhưng xét về nhiều phương diện, quá trình phát triển
40 năm của họ cũng đáng nể đấy chứ.
Ghi nhận
Bài
này không phải bài nghiên cứu, mà chỉ là chuyện vụn tếu táo quanh bàn
trà sau 40 năm, so Việt Nam với những quốc gia mà công luận Việt Nam
kính nể nhất, cũng như với một trong những nước mà công luận Việt Nam
ghê rợn nhất, khinh họ là một quốc gia “vét đĩa” nhất.
Bài này chỉ muốn nói rằng, chẳng cần nghiên cứu gì sâu, cũng thấy Việt Nam đang quá kém so với láng giềng.
Hồi đầu thế kỷ, lật lại những trang báo, như Nam phong tạp chí hoặc Trung Bắc tân văn
lưu hành thời còn thuộc Pháp, chúng ta nhận ra, các chí sỹ tiền bối
luôn bàn về việc hướng theo học hỏi nước Nhật canh tân. Bây giờ lật
600-700 tờ báo, không thấy ai dám bàn hướng về nước Nhật để học tập nữa,
mà người ta chỉ dám loay hoay bàn về học tập Thái Lan, Singapore,
Malaysia, Indonesia, lác đác đã có bài bàn về học tập Campuchia và
Myanmar, là những xứ mà thời tôi còn nhỏ luôn nghe các bậc đàn anh miệt
thị họ là những xứ mọi.
Nhưng người Việt Nam chúng ta vẫn ung dung tự tại nhờ triết lý Chí Phèo.
Nhớ
có lần, tôi được nghe một vị Giáo sư trường Đảng, Ủy viên Hội đồng Lý
luận, giảng bài, khi nói về sự phát triển của Mỹ, tôi được nghe những
điều đầy tinh thần lạc quan cách mạng hừng hực như sau: “Đúng là nước Mỹ
đã phát triển kinh tế vượt xa Việt Nam, nhưng về trình độ phát triển xã
hội thì nước Mỹ kém xa Việt Nam cả một thời đại. Giai cấp công nhân
Việt Nam đã được Đảng ta dẫn dắt bước vào quỹ đạo của chủ nghĩa cộng
sản, là điều ước mơ vẫn còn mở mịt lắm với giai cấp công nhân Mỹ”
Thật tội nghiệp cho giai cấp công nhân Mỹ!
Hèn nào Đảng CSVN vẫn kiên trì đường lối của chủ nghĩa Mác-Lê.
Tôi quan sát hội trường, thấy cũng có người gật gù tâm đắc.
V.C.Đ.