Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Đúng là..."Vớ vẩn mà thôi"

BBB - Nghe nói tháng 1/2016 sẽ họp ĐH thượng đỉnh.
Theo tin từ "TTX Vỉa hè" thì vấn đề "nóng" nhất, gây cấn nhất và quyết tử / liệt nhất của những "người trong cuộc" là vấn đề "nhân sự". Nói nôm na là "vấn đề" của những ..."chiếc ghế",(từ đó, "bao nhiêu LỢI QUYÊN ắt qua tay mình", (nào quyền, nào tiền của, nào cài cắm con cháu vào chỗ "thơm ngon", béo bở...). . Khi mà, như dân gian nói, "ghế thì ít, mà đít thì nhiều". Khi mà trẻ thì ham, mà già còn chưa hết thích.... Khi mà còn có nhiều "nhóm lợi ích", có nhiều thế lực chi phối, thì còn nhiều ... "cam go". (Chỉ qua TV, nhìn nét mặt "căng như mặt trống" của 99,99%  các ủy viên ngồi trong hội trường khi nghe ông Tổng đọc diễn văn khai mạc HN 13' thì ta đã đoán được rồi.
Chúng ta đã biết họ "chiến đấu" để làm gì?. Có thực sự vì Dân vì Nước như họ vẫn nói, hay trước hết và trên hết vì lơi ích của ... Riêng Họ (như những cái ta nói ở trên).
Nếu vậy, thì chỉ là... "Vơ vần mà thôi" như Nhà thơ, Họa sĩ Trần Nhương đã có bài thơ cùng tên mà tôi xin phép đăng lại để Làng cùng đọc.
 Bài thơ này TG viết đã lâu nhưng vẫn chưa hề cũ và mang tính thời sự nóng hổi.

  

VỚ VẨN MÀ THÔI

Trần Nhương
Ngáy 20/7/2015

TNc: Bài thơ tôi viết đã lâu và đã in thành sách. Bỗng dưng thấy người ta ham mê danh vọng, chức nọ quyền kia, có người vừa đó mà đã hư vô, nên lại cho lên trang nhà như một điều tâm sự.


Nào những danh gia vọng tộc
Tất cả đều vớ vẩn mà thôi
.
Chức tước xênh sang mũ áo
Tất cả đều vớ vẩn mà thôi
.
Quyền trượng oai phong ngất ngưởng
Tất cả đều vớ vẩn mà thôi
.
Cổ phần, vi la, tiền như cây cỏ
Tất cả đều vớ vẩn mà thôi
.
Vĩ đại vinh quang thống soái
Tất cả đều vớ vẩn mà thôi
.
Tư tưởng bảo hoàng, ngàn trang triết luận
Tất cả đều vớ vẩn mà thôi
.
Ta đắm đuối với câu thơ, bức hoạ
Cũng vớ vẩn thôi nhưng ta được là ta…
Cỏ cứ mướt chân đê ngày tháng mới
Hoa cứ tàn bạc cánh lối người qua...
.

(Rút trong tập thơ Gió làng ta xanh ngát - NXB Hội Nhà văn 2013)

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Thủ tướng ngồi toilet và... (Bài lấy từ mạng).


3B - Chắc các quan to đã đọc bài này. Chẳng biết họ nghĩ gì? .Và liệu có tự liên hệ/ so sánh với bản thân mình, đất nước mình... để "học tâp" mấy "ông trùm" của các nước TB phát triển này tý nào không?.
Ngay ở ta trước kia, điển hình là cụ Hồ và nhiều vị khác sống giản dị, gần dân ... Thời nay cũng có đôi ba người.. Nhưng đa số quan chức sống rất đế vương, đặc quyền đạc lợi bằng tiền thuế của dân và do vơ vét tham nhũng. Nhân dân rất bức xúc nhưng chẳng làm gì được.
Mời Làng đọc và có thể "bình loạn" cho ... "vui". Biết rằng có nghiêm túc và tâm huyết góp ý kiến cũng như ... "nước đổ đầu vịt" mà thôi.

Thủ tướng ngồi toilet và “thứ trưởng đi xe ôm”

Bùi Hải |
Thủ tướng ngồi toilet và “thứ trưởng đi xe ôm”
Ông Dương Trung Quốc (trái) và ông Trương Đình Tuyển. Xử lý ảnh: Mạnh Quân

Chuyện kể ông Trương Đình Tuyển, chuyện xe ông Dương Trung Quốc và chuyện Thủ tướng Phần Lan ngồi trong toilet, sẽ cho ta cái nhìn rất khác về tư duy “thứ trưởng đi xe ôm” ở VN.


1. “Hơn cả văn minh”
Ngày 23/11/2015, dư luận Phần Lan đọc được một thông tin chấn động: Hai tuần trước, đương kim Thủ tướng nước họ đã phải ngồi trong toilet suốt chuyến bay kéo dài 1 giờ đồng hồ.
Đã có kế hoạch đi Oulu từ trước, nhưng bị lỡ mấy chuyến bay, cuối cùng Thủ tướng Juha Sipilä và phu nhân cũng bắt được một chuyến bay, nhưng khổ nỗi nó chỉ còn 1 chỗ ngồi.
Thủ tướng Juha Sipilä đã chọn cách cư xử có thể khiến một số quan tham, quan hống hách ở Việt Nam coi là “không bình thường”: Ông chọn ngồi trong toilet để nhường chiếc ghế duy nhất cho vợ mình.
Một giờ đồng hồ trong toilet, không làm hình ảnh của vị Thủ tướng “hèn” đi, trái lại người Phần Lan ca ngợi hành động ấy của ông “hơn cả văn minh”, “hơn cả đẹp”.
2. Kinh nghiệm đến từ tài xế
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, khoán xe công là tốt, nhưng nếu vị thứ trưởng nào đó dùng xe ôm, taxi đi họp thì sẽ “không được đẹp”.
Trước khi ông Hiển thấy “không được đẹp”, thì ở một đất nước xa xôi, tân Thủ tướng Canada lại chọn xe bus làm phương tiện đến công sở trong ngày đầu tiên trên cương vị đứng đầu Chính phủ.
Thủ tướng Justin Trudeau lý giải cho hành động của mình một cách cực kỳ đơn giản và cực kỳ con người: “Rất nhiều người hàng ngày đều đi làm bằng phương tiện này”.
Hàng ngày, đại bộ phận người dân, công chức Việt Nam đi làm bằng xe máy. Vậy thì nếu vị thứ trưởng nào thấy ngại ngùng khi mình cũng đi làm bằng phương tiện giống “rất nhiều người”, thì họ đáng được đưa sang học tập kinh nghiệm ở Phần Lan, Canada.
Dù đang thời kỳ thắt lưng buộc bụng ngân sách, nhưng chúng ta vẫn sẵn sàng cử cán bộ đi nước ngoài để học tập điều hay lẽ phải. Đến một tài xế ở Đà Nẵng, còn được cử đi mấy nước để xúc tiến du lịch kia mà.
3. Giá vé máy bay và giá của Thủ tướng
Hình ảnh lãnh đạo thế nào mới là đẹp, không phải câu hỏi dễ trả lời, nhưng chắc chắn việc bắt xe ôm đi họp, chẳng có gì là không đẹp.
Ngày 19/11/2006, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã từ Hà Nội về nước bằng vé máy bay giá rẻ, sau khi dự hội nghị thượng đỉnh APEC.
Giống người ít tiền Việt Nam, Bộ Ngoại giao Singapore cũng đã phải “săn” vé từ hàng tháng trước để ông Lý và 10 tùy tùng có được giá vé cực mềm 108,25 đô la Sinh (bằng 1,1 triệu VNĐ)/ mỗi người theo tỷ giá tại thời điểm năm 2006.
Cũng giống như vợ chồng phu nhân Thủ tướng Phần Lan, ông Lý và đoàn cũng không hề đòi hỏi hoặc nhận được sự ưu đãi nào của Tiger Airways. Hành khách không hề được thông báo có VIP đi cùng.
Sự bình dân, sự tiết kiệm chi phí cho quốc gia của ông Lý và các quan chức cấp cao ở một nước giàu như Singapore, đã khiến thế giới phải thán phục.
4. Cử nhân vẫn tự hào
Ngay cả khi đã là ĐBQH, Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam nhiều năm, ông Quốc vẫn chạy chiếc xe Honda cup 81 cũ kỹ.
Dáng người to lớn và mái đầu bạc trắng của ông khiến người dân dễ nhận ra, nhất là khi ông ngồi trên chiếc xe nhỏ bé, cũ kỹ.
Dù nhận được rất nhiều lời khuyên: Đổi xe đẹp cho tương xứng với những cái mà ông có, nhưng ông Quốc vẫn không lay chuyển.
Ông bảo, chiếc xe chỉ là phương tiện, không phản ánh giá trị thật của người dùng nó.
Chiếc xe, cũng được ông tự hào như cái học vị “cử nhân” của ông.
Ông có nhiều nghiên cứu, nhưng không hề “phấn đấu” để có học hàm học vị GS, TS đặt đằng trước cái tên Dương Trung Quốc.
Ông Đỗ Trọng Ngoạn, một ĐBQH “có tiếng” trong nghị trường về sự quyết liệt (Nhất Ngoạn, nhì Trân, tam Lân, tứ Quốc: Đỗ Trọng Ngoạn, Nguyễn Ngọc Trân, Nguyễn Lân Dũng, Dương Trung Quốc) đã nói:
“Cử nhân Dương Trung Quốc còn uyên thâm và có nhiều đóng góp hơn khối GS.TS khác mà tôi biết”.
“Cái áo không làm nên thầy tu”. Một thứ trưởng, bộ trưởng có ngồi xe ôm đi họp, đi làm, sẽ vẫn được nể trọng, ghi công nếu vị ấy có tâm, có tài và cống hiến nhiều cho đất nước.

Từ trái qua: Ông Lý Hiển Long (Thủ tướng Singapore ); Ông Juha Sipilä (Thủ tướng Phần Lan); Ông Justin Trudeau (Thủ tướng Canada). Xử lý ảnh: Mạnh Quân
Từ trái qua: Ông Lý Hiển Long (Thủ tướng Singapore ); Ông Juha Sipilä (Thủ tướng Phần Lan); Ông Justin Trudeau (Thủ tướng Canada). Xử lý ảnh: Mạnh Quân
5. Bí thư Tỉnh ủy cởi quần áo tặng dân
Nhiều năm trước, khi mới ra trường, tôi được gặp Bí thư Tỉnh ủy Sô Lây Tăng khi đi công tác Kon Tum.
Trong cái đầu đầy những mặc định lý thuyết của một nhà báo non nghề, tôi “không hiểu nổi” khi thấy một Bí thư Tỉnh ủy oai phong lại bỏ áo sơ mi ngoài quần, quần ống thụng đơn giản và đi dép lê loẹt quẹt 24/24h.
Có lần, đi thị sát đến làng Đăk Vớt (Đăk Kroong, Đăk Glei) , thấy một cụ già cởi trần, đóng khố vì nghèo quá, Bí thư Sô Lây Tăng đã không ngần ngại cởi ngay quần áo đang mặc tặng ông cụ.
Cảm kích trước tình cảm ấy, cụ già đã ôm chầm lấy ông mà khóc.
Con người cực kỳ dân dã, dễ gần, sâu sát, quyết đoán, không chú ý đến hình thức ấy làm Bí thư Tỉnh ủy đến 10 năm, 8 năm ủy viên TƯ, 15 năm ĐBQH và đã có những đóng góp không nhỏ.
6. Ai nuôi ai và ai to hơn ai?
Trong diễn đàn kinh doanh “Đầu tư nông nghiệp thời TPP” do CafeF và Tổng hội nông nghiệp và nông thôn VN vừa tổ chức rất thành công, ông Trương Đình Tuyển, cựu Bộ trưởng thương mại đã kể câu chuyện chỉ có 2 dòng.
Câu chuyện vui ông Tuyển kể rất đơn giản: Con của một tổng thống nói với con của một doanh nhân: “Bố tao to hơn bố mày”. Con của doanh nhân chỉ đáp lại rất ngắn gọn nhưng khiến con tổng thống cứng họng: “Bố tao nuôi bố mày”.
Ông Tuyển bảo: “Người dân, doanh nghiệp đóng thuế nuôi cán bộ công chức, để ông phục vụ họ, chứ không phải để hành họ”.
Khi ông Đoàn Nguyên Đức mua máy bay riêng, các cổ đông của Hoàng Anh Gia Lai không phản đối vì họ biết ông Đức không dùng cái máy bay đó để trang sức cho riêng mình. Nó giúp giá trị thương hiệu của tập đoàn tăng cao và giúp ông Đức đẻ ra thêm tiền.
Nếu quan chức đi xe ôm “không được đẹp cho lắm” thì  những người Việt đóng thuế nuôi họ có quyền đặt câu hỏi: 40.000 xe công và người ngồi trên xe, mỗi năm ngốn hết 13.000 tỉ đồng, đã “làm đẹp” đất nước như thế nào?
Ai sẽ trả lời đến cùng câu hỏi này? Chẳng lẽ lại gửi câu hỏi sang nhờ Thủ tướng Phần Lan, Canada và Singapore giải đáp???