Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

"Chyện cực ngắn" (Sưu tầm)

BBB - Cốt (đề tài) của những chuyện sau đây không mới. Nhưng đọc thấy cũng hay hay nên tôi tải về để Làng đọc ( có phút "thư giãn" ngay ở nhà "cho nó ... lành") trong ngày chủ nhật và khi "nông nhàn".
Hơn nữa Làng ta có nhiều Cụ có khả năng viết chuyện cực ngắn hay và dí dỏm như  C.Kỳ, Ng.Trâm, H.Phương, T.Hoàn, Nh.Lệ, D.khắc... xin cho Làng được đọc.
Xin cảm ơn.

Chùm truyện cực ngắn

Hoàng Ngọc Trúc
Thứ bẩy ngày 26 tháng 10 năm 2013 5:40 AM


1-   ANH TRƯỞNG PHÒNG TÀI VỤ

Cửa phòng số 3 lầu 2 không khép, Tánh nhìn vào thấy một người đàn ông đang ngồi bên bàn chăm chú làm việc. Do dự một lát, anh bước vào, miệng mấp máy: “Em chào anh ạ!”.
Trưởng - phòng tài vụ ngước lên vẻ ngỡ ngàng vì chưa biết Tánh là ai, nên anh chủ động nói luôn:
- Thưa anh, hôm nay sếp phòng huyện em cử lên nộp báo cáo quyết toán kinh phí năm 2013 và dự toán kinh phí năm 2014. Còn một việc nữa, sếp muốn qua em trình bày với anh về tòa nhà ba tầng bọn em mới thi công xong luận chứng hai. Để có thể cắt băng khánh thành vào quý một năm 2014, đề nghị anh tích cực tham mưu với lãnh đạo duyệt thêm kinh phí (vừa nói, Tánh vừa rút trong ca táp chiếc phong bì dầy cộp đặt dưới bản báo cáo, cố tình để lòi ra một góc cho Trưởng phòng tài vụ nhìn thấy). Đợi Tánh nói xong, Trưởng - phòng tài vụ rót nước mời Tánh và hỏi:
- Ai chỉ cậu vào phòng này thế?
- Dạ thưa, bác ở phòng hành chính dưới lầu một ạ.
Trưởng - phòng tài vụ cười và nói:
- Bác ấy lại muốn đùa cậu rồi. Tôi tên là Trưởng, công tác ở phòng tài vụ chứ không phải là "trưởng phòng tài vụ". Bây giờ thế này nhé: Cậu muốn gặp trưởng phòng tài vụ (anh ấy tên là Bích) thì ra cửa rẽ phải đến phòng số 7 (cách phòng này một phòng). Cậu sang ngay đi, anh ấy đang ở trong phòng đấy.
Tánh hơi ngượng, không kịp uống nước. Anh vơ vội chiếc phong bì kẹp vào giữa tập báo cáo nhanh chóng cho vào ca táp rồi khẩn trương đứng dậy xin phép sang phòng làm việc số 7 gặp trưởng phòng Bích.

 

2- MỚI ĐƯỢC PHONG CHỨC TRƯỞNG
 

Thằng cháu nội học lớp 3 nghe lỏm được chuyện bà phàn nàn với ông:
- Ông sắp nghỉ hưu rồi mà mãi vẫn không lên được một cái chức trưởng nào. Ôm ba cái phó một lúc: Phó hiệu trưởng, Phó giáo sư, Phó bí thư Đảng ủy. Ông nói:
- Bà chớ xem thường cái chức phó nhé. Ở trường, họ biết tôi sắp nghỉ hưu, khối người đang chạy vạy đổ tiền ra để mua được cái chức phó của tôi mà chưa xong đấy bà ạ. Vả lại, người ta ai cũng có số cả, muốn cũng chẳng được.
Bà bảo:
- Hay bán quách mấy cái chức phó ông đang giữ lấy tiền mua một cái chức trưởng. Tôi thấy chức trưởng quyền hành, chồi lộc ghê lắm. Phó chỉ là anh giúp việc. Trưởng cho miếng nào hay miếng ấy, tức chết đi được.

                                      ***

Chiều nay, bà vừa ở ngoài chợ về, thằng cháu nội đã hớn hở chạy ra khoe:
- Bà ơi, bà bắt ông khao đi, ông được nhận chức trưởng rồi nhé.
Bà ngạc nhiên hỏi cháu:
- Trưởng, trưởng cái gì? Cháu nghe ở đâu thế?
- Cháu nghe loa Phường phát to lắm bà ạ.
- Thế loa nói thế nào? Bà hỏi. Thằng cháu không trả lời thẳng vào câu hỏi của bà mà nói:
- Thầy Định cán bộ giảng dạy của trường ông bị mất đột tử. Cũng may nhà thầy Định cách nhà ta không xa nên cháu… Bà cắt ngang lời cháu:
- Ôi! Cháu bà làm sao thế? Có bị thần kinh không? Ông nhận chức trưởng sao lại liên quan đến việc thầy Định mất?
Thằng cháu vẫn hồn nhiên nói:
- Không có chuyện thầy Định mất thì cháu cũng không biết được ông lên chức trưởng. Loa  Phường phát đi phát lại mấy lần danh sách ban lễ tang, gồm:
1- Ông Nguyễn Đức Hậu (tức là ông nhà ta) làm trưởng ban.
Cháu nghe rõ mồn một mà. Lên chức Trưởng mà ba chức phó của ông vẫn giữ nguyên thế mới tài chứ. Từ nay bà hết băn khoăn về ông phấn đấu suốt đời mà vẫn không lên được cái chức trưởng nào nhé.


HNT

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Nghe vài ý kiến của bạn Vũ Mão (K5- QL-KHX Nam Ninh)

BBB- Sáng nay bạn Trần Xuân Hoài gọi điện thoại cho tôi. Sau khi nghe tôi kể chuyện gặp Nhật Lệ và các bạn ở SG. X.Hoài bảo:
H ơi!. Mình vừa đọc 1 bài của Vũ Mão trả lời. Được lắm! (đã nói được nhiều điều, nhưng tất nhiên chưa đủ). Mình đã điện thoại "động viên" V.Mão. Cậu đã đọc chưa?.
Tôi bảo mình bận, nên chưa vào mạng. Đến trưa tôi vào mạng đọc ngay. Cũng như TXH  tôi cũng thấy "rất được". Tôi nghĩ một người đã trên 50 năm tuổi đảng, 4,5 khoá liền là UVTWĐ, ĐBQH... (có số lần có khi còn nhiều hơn cả TBT, CTQH) nay đã nghỉ hưu mà phát biểu như vậy là thẳng thắn và "vừa phải". Nhiều vị cũng "uỷ nọ viên kia" đã về hưu cũng chẳng dám nói gì!.
(Đương chức thì càng "hổng dám đâu").
TXH bảo tôi, gọi điện thoại cho VM để "động viên".

 Tôi  và VM thường gọi điện cho nhau, nhưng lần này đã có bạn TXH "động viên" rồi nên tôi không gọi nữa.
Tôi xin tải bài này của anh V.Mão - người bạn QL KHX của chúng ta; (như một sự khích lệ) để Làng đọc và chia sẻ.
Hy vọng còn được đọc nhiều bài "Chính luận" và "Phản biện" sâu sắc của các bạn QL, như của các anh Vũ Mão, T.X.Hoài, Chu Hảo, Vũ Quốc Hùng, Vũ Cao Phan, Vũ Quang Trung và nhiều bạn khác trên các phương tiện thông tin đại chúng khác nhau và trên Blog
Lư Sơn Quế Lâm của chúng ta.

'Quốc hội cần được đổi mới'

"Tôi rất lo lắng về tình hình kinh tế xã hội cũng như an ninh - trật tự xã hội hiện nay. Vì thế, tôi mong các đại biểu nhìn thẳng vào thực tế tình hình đất nước khi thảo luận", ông Vũ Mão đặt hy vọng tại kỳ họp Quốc hội khai mạc ngày 21/10.

Trao đổi với VnExpress, nguyên chánh văn phòng Quốc hội Vũ Mão chia sẻ nhiều tâm tư về kỳ họp Quốc hội cuối năm - kỳ họp bàn thảo, quyết định nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước.
- Trong nghị trình kỳ họp cuối năm, ông quan tâm nhất vấn đề nào?
- Mối quan tâm số một của tôi là Hiến pháp. Hiến pháp trong nhiều tháng qua đã có cố gắng chuẩn bị công phu, có tổ chức lấy ý kiến nhân dân... Nhưng tôi vẫn có băn khoăn. Việc lấy ý kiến nhân dân vừa qua theo báo cáo là đã lấy ý kiến sâu rộng, công phu. Nhưng thực tế, với tư cách là một người dân, quan sát nơi tôi ở (quận Ba Đình), tôi cảm nhận không hoàn toàn được như thế. Vẫn có phần mang tính hình thức, lấy cho có số lượng. Theo tôi đáng ra là cần có phiếu lấy ý kiến rất chi tiết cụ thể từng chương, từng điều một, nhất là những vấn đề quan trọng. Cần đưa ra các phương án để người dân thể hiện chính kiến.
Còn tốt nhất, như tâm nguyện của Bác Hồ và đa số người dân thì cần được trưng cầu dân ý. Thời gian còn lại để thông qua không còn nhiều nữa, vì thế theo tôi cần có sự cố gắng ở mức cao nhất để có một bản Hiến pháp có thể chấp nhận được.
Trong tình hình đất nước hiện nay, đáng lẽ sự kiện trọng đại này phải tạo ra được sự đồng tâm nhất trí của toàn dân, tạo ra động lực để phát triển đất nước; nhưng điều đáng tiếc lần này chưa làm được như thế.
Mối quan tâm thứ hai là Luật đất đai. Một đạo luật vô cùng hệ trọng nhưng thời gian qua lại để xẩy ra rất nhiều tồn tại. Nguyên nhân có nhiều, từ quan điểm đến nội dung văn bản pháp luật nhất là việc tổ chức thực hiện thì có quá nhiều vấn đề. Nói một cách chính thống thì chúng ta chưa thật sự tôn trọng quyền làm chủ đất đai của người dân. Tham nhũng thời gian vừa qua chủ yếu liên quan đến đất đai.
Và cũng như Hiến pháp, Luật Đất đai cũng chưa được lấy ý kiến của nhân dân một cách thỏa đáng.
vm1-990024-1369377940-500x0-5170-1382271
Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão. Ảnh: Nguyễn Hưng.
- Kỳ họp diễn ra vào giữa nhiệm kỳ thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội 2011-2015. Trước hoàn cảnh kinh tế hiện nay, ông muốn gửi gắm tới đại biểu điều gì?
- Tôi rất lo lắng về tình hình kinh tế xã hội cũng như an ninh - trật tự xã hội hiện nay. Vì thế, tôi mong hai điều. Một là, Chính phủ cần phân tích sâu sắc các nguyên nhân của tồn tại để đưa ra các hệ thống giải pháp đồng bộ, đồng thời cần chỉ rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong tổ chức thực hiện. Hai là, tôi mong các đại biểu nhìn thẳng vào thực tế tình hình đất nước khi thảo luận, phát huy dân chủ để tìm nguyên nhân sâu sắc. Cần tập trung thảo luận, biểu hiện chính kiến (đồng ý hoặc không đồng ý) với các giải pháp của Chính phủ đưa ra. Mục đích của chúng ta, cả Quốc hội và Chính phủ phải đồng tâm nhất trí, quyết tâm đưa đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Thực ra, Hiến pháp, Luật đất đai và thực trạng kinh tế xã hội có mối quan hệ rất khăng khít. Trong đó Hiến pháp và Luật đất đai là hai vấn đề mấu chốt, nếu xử lý tốt hai vấn đề này thì sẽ hỗ trợ cho phát triển kinh tế xã hội đất nước đang ở giai đoạn khó khăn, khủng hoảng. Bàn vấn đề này là có liên quan vấn đề kia. Chỉ có điều, đánh giá thực trạng là quan trọng.
Tôi lấy ví dụ như một vài cuộc đối thoại chính sách vừa qua trên truyền hình, qua phát biểu có vẻ thấy những người tham gia đối thoại tỏ ra lạc quan trong đánh giá. Nhiều ý kiến hơi chủ quan so với thực trạng hiện có mà chưa đưa ra giải pháp thiết thực. Chúng ta có lo lắng, có trách nhiệm nhưng chưa đủ tầm nên lúng túng trong xử lý, thiếu sự nhất quán, mà rõ nhất là xử lý lạm phát. Nhìn tổng thể hướng xử lý là chưa vững chắc.
- Là người hoạt động Quốc hội lâu năm, khi nhiều vấn đề hệ trọng tập trung trong một kỳ họp, ông có lo ngại gì?
- Tôi nghĩ nội dung kỳ họp này nặng nề quá. Thời gian của kỳ họp có dài hơn các kỳ trước, nhưng với cách thức làm việc như hiện nay, thì các cơ quan hữu quan vẫn bị cập rập trong việc tiếp thu, chỉnh sửa. Và như thế, chất lượng văn bản khó đảm bảo.
Nhìn vào việc bố trí chương trình kỳ họp, thời gian thảo luận ở tổ nhiều quá, tôi nhẩm tính thấy có tới 14 buổi, tương đương 20% thời gian kỳ họp. Qua kinh nghiệm của nhiều khoá, tuy thảo luận ở tổ được nhiều người phát biểu, nhưng tác dụng rất hạn chế bởi hai nhược điểm: Một là, cơ quan soạn thảo không đủ thời gian để nghiên cứu tiếp thu. Trên thực tế, lâu nay việc tiếp thu chưa đạt tới 30% các ý kiến đóng góp. Những ý kiến không tiếp thu, hầu hết là cho qua, rất hiếm trường hợp có trình bày trở lại rằng, vì sao không tiếp thu. Điều đó gây bức xúc cho các đại biểu.
Hai là, các ý kiến phát biểu ở tổ, lại được “bê nguyên si” ra phát biểu ở hội trường. Thời gian thảo luận ở hội trường ít nên nhiều vấn đề không được tranh luận, không được làm rõ. Tức là chưa thể đi đến cùng để tạo sự nhất trí. Vì thế, tôi đề nghị chỉ bố trí từ 5% đến 10% thời gian thảo luận ở tổ.
- Ngoài đề xuất nêu trên, ông thấy Quốc hội cần có cải tiến điều gì để nâng chất lượng hoạt động?
- Theo tôi, phải tính tới việc đổi mới cách thức trong kỳ họp Quốc hội. Ví dụ, thời gian thảo luận ban ngày không đủ thì cần bố trí thêm một số buổi tối nữa, nhất là  các vấn đề nóng bỏng. Quốc hội nhiều nước vẫn làm như thế đấy! Tất nhiên, khi thảo luận (nhất là về buổi tối) không nhất thiết cứ phải ngồi kín cả hội trường, nhưng khi biểu quyết thì phải có mặt rất đầy đủ. Tôi nói điều này, chắc sẽ có không ít người chưa đồng tình. Điều đó không sao. Chúng ta cùng nhau trao đổi thêm.
Thứ hai, với kỳ họp kéo dài thì không ai có thể ngồi suốt 40 ngày. Ở các nước, hàng tuần người ta đều bố trí cho đại biểu về nơi ứng cử để tiếp thu thêm ý kiến của cử tri và giải quyết các công việc ở địa phương. Theo tôi, với kỳ họp kéo dài 40 ngày thì có thể nghiên cứu tách ra, họp 20 ngày, 10 ngày cho đại  biểu về địa phương giải quyết công việc, tiếp thu ý kiến cử tri.
Trong 10 ngày giữa kỳ họ đó các cơ quan soạn thảo có điều kiện nghiên cứu tiếp thu, hoàn chỉnh văn bản.  Đây là thời gian vàng, quý giá vô cùng. Sau đó, kỳ họp lại được tiếp tục để thảo luận và thông qua các văn kiện. Cách làm như thế sẽ đạt chất lượng cao hơn.
- Ông đánh giá thế nào về hai ứng viên phó thủ tướng là ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam?
- Trước hết, tôi đồng tình với việc Quốc hội xem xét, bổ sung nhân sự của Chính phủ và các cơ quan của Quốc hội. Với nhân sự của Chính phủ, tôi hoan nghênh hai vị này. Đây là các cán bộ trẻ, có nặng lực và triển vọng. Là một cử tri, tôi gửi gắm sự tin cậy cũng như trông chờ vào sự rèn luyện, phấn đấu một cách trong sáng của họ.
Ông Vũ Mão: "Đây là kỳ họp dài nhất trong nhiệm kỳ 13. Thậm chí cũng là một trong những kỳ họp dài nhất kể từ nhiệm kỳ khóa 12. Thực ra, so với nhiệm kỳ của khóa IX, X và XI thì chưa phải là dài nhất. Có kỳ họp của nhiệm kỳ khóa X, tổng thời gian tới 50 ngày. Khi đó chúng tôi đánh giá hợp lý vì xuất phát từ nội dung và phương thức hoạt động dân chủ của Quốc hội. Lâu nay tôi có cảm nhận từ khóa XII, XIII hình như hơi bị gò ép về thời gian làm việc của kỳ họp. Thực ra với nội dung và tầm quan trọng của vấn đề thì thời gian như vậy cũng chỉ là gần  đủ".
Nguyễn Hưng thực hiện

 

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Đọc cho ... "Vui"!.

BBB-  Ông Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng có cái tên hơi độc đáo (giống tên một nốt nhạc: nốt "la thăng". Báo chí, trang mạng lề phải, lề giữa và lề trái đều thường có tin, bài đăng những phát biểu khá "giật gân" của ông. Dân chúng nghe được thì có nhiều "bình loạn" (khen ít chê nhiều), đặc biệt họ thấy ông cứ ... "la" mà thuộc hạ của ông chẳng "thăng", chẳng mặn mà hưởng ứng và vì vậy, dù "la thăng", la nữa, la mãi cũng không có kết quả gì hữu ích cho xã hội.
"Lướt mạng" thấy có bài của tác giả Lê Đức Dục đề cập "chuyện ấy"; xin tải về để Làng đọc và có thể "bình loạn" cho ... "VUI"!.


Mình "éo" tin


Sau khi ông Thăng, Bộ trưởng Giao thông vận tải vừa khuyến khích cán bộ thuộc quyền nên đi máy bay giá rẻ thì anh Bút Bi của Tuổi Trẻ đã "đọc vị" ngay cái chuyện này.
Thiệt tình là sau mấy vụ cấm chơi golf, nên đi xe bus... và báo chí tung hô, rốt cuộc thì chẳng có ai kiểm tra xem các cuộc vận động ấy của anh Thăng đã cho kết quả như thế nào?

* LÊ ĐỨC DỤC
Dân nghèo thì đã nghèo rồi, tiết kiệm vài triệu tiền vé máy bay rồi góp lại cuối năm xây cho dân vài chục căn nhà cũng tốt, xây vài nhà trọ học càng hay, hay góp cho "Cơm có thịt" cũng quý... Mấy năm trước, một nhà báo tên tuổi cũng có một bài viết nhân chuyện "Chuyên cơ" cho biết thủ tướng Thái Lan, Hàn Quốc... cũng từng đến VN với giá vé bình thường "Thủ tướng Singapore đã tới Việt Nam trên một chuyến bay thường của hãng Singapore Airlines và trở về trên một chuyến bay khác của hãng hàng không giá rẻ, Tiger Airways. Thủ tướng Hàn Quốc và phần lớn các vị nguyên thủ khác cũng đã công du Việt Nam bằng các phương tiện phổ thông.." Bài viết này cũng nhắc rằng "Đương thời, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã từng mua vé như những hành hành khách bình thường, cho mình và đoàn tùy tùng, thay vì dùng chuyên cơ như thông lệ. Ông nói: “Nước nghèo, dân nghèo, lãnh đạo phải tiết kiệm” (gõ google "Chuyên cơ" thì ra bài này các bạn nhé)

Không chỉ là chuyện "chuyên khoang" và "chuyên cơ", vé VIP hay vé giá rẻ, mới đây ông Ksor Phước vừa nhắc đến hàng trăm cái "cung điện trụ sở" trên khắp đất nước này trong khi dân còn khốn khó lụp xụp, trẻ con thiếu trường học, dân không có cả bạt che nhà..

. Mấy trận lụt bão vừa qua, thiên tai là chuyện khó cưỡng đã đành, nhưng nhìn cận cảnh trên tivi, trên trang báo với những ngôi nhà mái lá xập xệ, những thân xác hom hem, những hố mắt trũng sâu, những đời dân cam chịu, mới hay sau những bản báo cáo, diễn văn tươi hồng, sau một vài đại lộ sáng điện để trình diễn "mặt tiền" đất nước hôm nay.., là ngút ngàn lam lũ bùn đất mà bao đời dân đã ngâm mình vào đó!
Thôi thì anh cứ đi xe sang, cứ chơi vé VIP, cứ ở trụ sở ngon lành đi, lòng dân vốn quảng đại, không ai nỡ trách các "Công bộc" của dân. Dân chỉ mong nếu ăn sung mặc sướng xe đẹp nhà ngon từ đồng thuế của dân còng lưng đóng góp thì hãy lo phục vụ cho dân tận tụy hơn một chút!
Nhưng bi kịch thay, khi ăn sung mặc sướng xe đẹp nhà ngon thì óe có anh nào còn tấm lòng để chia sẻ với là đồng cảm (có lẻ cũng có một ít), đi công xa mấy tỷ thì sẽ thấy đường sá êm lắm, óe nhận ra đường đầy ổ voi ổ gà, trên đường có còi hụ dẫn đường thì óe thấy được tình cảnh giao thông VN hỗn mang bát nháo, ngồi vé VIP chuyên khoang thì óe thấy dân đen lam lũ lầm than chen chúc khét mù những khoang tàu chợ, ở trụ sở cao vời thì thấy giời xanh mây trắng, óe thấy lều bạt bãi rác, nốc quá híp mắt óe thấy bầy nhóc bụng ỏng đít beo ruồi bu lòng thòng mũi dãi...
Vậy nên sau này sẽ có thêm sáng kiến thay vì vé VIP chuyển sang đi xe ôm, mỗi tháng công bộc về cắm bản với dân vài ngày thay vì đi "hội thảo", hay gì gì đi nữa thì nói thật, mình cũng óe tin!!!
Hết!
Xin chào cuối tuần và kính chào ngày Phụ nữ!
L.Đ. D