Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Môt bài "Đồng dao" gây sốc

BBB . Làng Ta hầu hết đã lên Ông, lên Bà (nội ngoại) và còn có người đã lên Cụ (Xin nhớ "Cụ thật" hẳn hoi chứ không phải là "Cụ tự phong" mà dân Cu Lờ vẫn gọi nhau cho nó "sướng" trên Blog đâu nhé!).
Hơn nữa tôi còn biết Làng Ta còn có nhiều người công tác trong ngành Giáo dục, là những Nhà giáo lão thành, rất đáng kính cả về đạo đức, tài năng, kiến thức và kinh nghiệm.
Rất nhiều người có học hàm, học vị cao (P.GS, GS.TS, TSKH).
Với tư cách là ông bà, là nhà giáo, là những người am hiểu và quan tâm đến nền giáo dục nước nhà, đặc biệt là với các cháu MẦM NON.
Xin mời các Cụ đọc bài Đồng giao này và... "Cho ý kiến" .


Bài tải từ nguồn: laodong.com.vn/giao-duc/soc voi sach cho tre em 146192.bld




Một hôm, đứa cháu ngoại của tôi được mẹ dẫn đi chơi về. Tôi hỏi cháu: Cháu đi đâu về vậy? Cháu trả lời: Dạ, con đi thăm bà về ạ. Tôi lại hỏi: Cháu thăm bà nào vậy? Cháu liền trả lời một tràng dài: “Bà gì?/ Bà ngoại/ Ngoại gì?/ Ngoại xâm/ Xâm gì?/ Xâm lăng/ Lăng gì?/ Lăng Bác/ Bác gì?/ Bác Hồ/ Hồ gì?/ Hồ ao/ Ao gì?/ Ao cá/ Cá gì?/ Cá quả/ Quả gì?/ Quả đấm”. Tôi ngỡ ngàng, hỏi: Cháu đọc cái gì vậy? Ai dạy cho cháu? Cháu trả lời: Con đọc trong sách mà...

Rồi cháu lấy trong cặp cuốn sách đưa cho tôi xem. Bài đồng dao cháu vừa đọc nằm ở trang 8 của sách “Đồng dao dành cho trẻ mầm non” do Nhà xuất bản Mỹ thuật ấn hành năm 2012 (số đăng ký KHXB: QĐ.87-2011/CXB/36-04/MT ngày 12.10.2011).

Tôi đọc đi đọc lại bài đồng dao và nhận thấy: Đây là một bài đồng dao mới, nội dung quả là có vấn đề không ổn trong việc giáo dục trẻ em; đặc biệt là trẻ em mầm non, tâm hồn còn rất trong trắng. Các khái niệm, tri thức mà các cháu tiếp nhận được hằng ngày rất dễ ăn sâu trong tâm hồn, trí nhớ. Vì vậy, khi làm sách cho trẻ em phải chọn những bài đồng dao vui, dễ nhớ, nhưng nội dung phải nghiêm túc, có tính giáo dục cao.


Ở đây, người làm sách đã chọn bài đồng dao mà các khái niệm “bà ngoại” đi liền với các khái niệm “ngoại xâm”, “xâm lăng” (có tính bông phèng, bỡn cợt)... rồi “quả gì”, “quả đấm” (có tính bạo lực) và nhất là “bác gì”, “Bác Hồ”, “hồ gì”, “hồ ao”... theo tôi là không nghiêm túc về nội dung.


Cái sự vui ở đây thiếu sự trong sáng, vui đến mức bông phèng, quá trớn, không có tính giáo dục về đạo đức, phần nào đó đã xúc phạm đến Bác Hồ - vị lãnh tụ thiêng liêng được cả dân tộc ta và bạn bè thế giới kính trọng.

Trong kho tàng đồng dao (kể cả đồng dao cũ và mới) của Việt Nam chúng ta có biết bao bài hay về hình thức và nội dung, có tính giáo dục cao, vì sao những người làm sách không chọn? Thật tiếc lắm thay!




14 nhận xét:

  1. Điều này không phải mới có, nhưng bây giờ thì "tai hại" vì in ra sách cho trẻ ! Năm trước đây, một hôm hai cháu ngoài tôi chơi trò nối chữ kiểu nói trên, tôi còn nhớ chúng đố nhau ... "bác gì ?-Bác Hồ; Hồ gì?-Hồ Gươm; Gươm gì?-Gươm thần..." tôi nghe cũng đã phải băn khoăn ... nếu nhỡ chúng nói (trẻ con mà) vô ý thức rất có hại.Tôi tưởng chỉ là trò chơi cho trẻ học từ tiếng Việt ,ai ngờ bây giờ in ra sách mà tai hại ...Bác Hồ; hồ gì - hồ ao ! Ai duyệt cho xuất bản ?

    Trả lờiXóa
  2. Tôi vừa nghe Bản tin Thời sự 18h hôm nay (27/11) trên VTV1 thông báo có quyết định thu hồi tập sách ĐỒNG DAO CHO TRẺ MẦM NON của NXB trên.
    Cũng may, chứ càng để lâu càng tệ hại. Nhưng từ chuyện soạn thảo, duyệt cho xuất bản... (cùng những chuyện khác về GD mà xã hội bức xúc) đăt ra nhiều vấn đề mà Bộ trưởng Luận - Tư lệnh ngành GD còn phải đau đầu giải quyết dài dài.
    Cầu mong cho nền GD nước nhà có chuyền biến cơ bản để vươt.các nước CHẬM PHÁT TRIỂN rồi theo kịp các nước trong khu vực.
    Cảm ơn Nhà Giáo T.B.Phiến - Blogger FIOHANTB quý mến của Làng Ta.

    Trả lờiXóa
  3. Em biết bài này từ lúc con em mới nói sõi khi đi mấu giáo...
    Rồi đến lượt cháu em.... Nhưng em cũng chỉ nghĩ như cái hồi họ xuyên tạc bài: Giải phóng cà chua... ngày xưa thôi!
    Em không nghĩ những người in sách này lại ( em nói khí vô phép ) vô văn hóa và thiếu giáo dục đến vậy!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng thế H.C a. Hôm nghe đứa cháu nội đọc bài đồng dao trên cho em nó nghe anh cứ tưởng nó nghe bài xuyên tạc. Bảo cháu không đọc bài bậy bạ!.. Nó bảo cháu đọc ở sách. Lúc đó anh không tin. Nhưng không ngờ đó là sự thât.
      Thực phẩm đầy độc tố, môi trường ô nhiễm, đến sách dạy trẻ con cũng độc hại, Không biết sẽ ra sao?!. Có lẽ ta phải tự bảo vệ lấy mình và những người thân trước khi chờ "TRỜI quyết liêt.".
      Cảm ơn HC. Chúc Khoẻ Vui .

      Xóa
  4. Chẳng hiểu sao NXB lại cho in. Có lẽ phải phạt nặng NXB nào in không có đầy đủ trách nhiệm, chứ không chỉ thu hồi anh ạ!...Hôm nọ BT Luận trả lời phỏng vấn về việc này...rất bình tĩnh, có vẻ không "sốc" gì. Em thấy không thỏa đáng lắm!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhất trí với TG là phải PHẠT NẶNG, cũng nhất trí luôn với Thủ tướng D là phải "QUYẾT LIỆT". Nhưng Ai phạt và phạt Ai?. Chả lẽ lại đi phạt nặng đồng chí L, đồng chí X,.... thì "còn ai mà làm việc"!.
      Đành nghe NS Trần Tiến: "Bằng lòng đi em..." cho nó đỡ... bực mình.

      Xóa
  5. Ngành giáo dục của ta càng sửa càng sai. Bài đồng dao trên tôi cũng nghe từ lúc các cháu tôi còn nhỏ, tôi chỉ đơn thuần nghĩ là một ai đó vui mồm nghĩ ra cho các em nhỏ chơ chốc lát, cũng như những câu sau đây, mà hai đứa con tôi hồi nhỏ rất hay hát: "Ông già Khốt ta bít, ăn mít ỉa ra dưa, ăn dừa ỉa ra táo, mua báo không biết xem, ăn kem không biết mút, mua bút không biết cầm...". Ở đây chỉ thuần túy nói về một ông già lẩm cẩm, còn bài đồng dao nói trên động chạm đến nhiều hình ảnh không thể chấp nhận được, thì tại sao họ lại XB thành sách?, không hiểu nổi, họ dốt nát thật sự, hay có hàm ý gì???.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài đồng dao của Cụ dẫn ở trên tuy không "thanh lịch" lắm, nhưng "không đến nỗi nào". Còn bài này thì "quá thể đáng"!. Chỉ tiếc cho quyển sách in hơi bị đẹp và tốn kém mà "bỗng dưng" thành giấy lộn, phải cho vào sọt ... thì hơi bị phí. Cụ HP "nhẩy"?. Thật buồn, hu hu...

      Xóa
  6. Tôi nghĩ những người có trách nhiêm đã đọc bài này mà vẫn cho xuất bản thì bản thân họ chính là những người thiếu văn hóa, vô giáo dục, vô ý thức. Trừ khi người có trách nhiệm lại vô trách nhiệm, không đọc duyệt lại mà cho xuất bản. Kiểu gì cũng đáng trừng trị nghiêm khắc, vì đây là giáo dục những mầm non của đất nước, không thể để các cháu suy nghĩ méo mó, bậy bạ như vậy được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cụ đã từng là Nhà Giáo nên rất nghiêm khắc.
      Đồng ý với T.Hoàn: RẤT ĐÁNG TRỪNG TRỊ NGHIÊM KHẮC.

      Xóa
  7. Trong công viên mình được nghe một bản đồng dao từ ông bố nói với con :
    -Con là con ai _con bố, bố gì ,-bố Trụ ,trụ gì ,_trụ lóng, lóng gì ,-lóng cồn ,cồn gì ,-cồn chúng ,chúng gì ,-chúng " dõ"....Đoạn tiếp mình không nhớ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng hương thân mến!. Thơ cũng như đồng dao và mà có vần "ồn" là phải cảnh giác. Bất luận hay dở thế nào cũng chớ dại mà cho... "Xuất bản" để dạy các cháu Mầm Non. (Tuy vậy Cụ có thể đọc cho học sinh lớp chuyên toán của Cụ trong giờ ra chơi, để các em tập.... "giải mã". hi hi

      Xóa
  8. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  9. Nghe bài đồng dao xuyên tạc thật buồn anh nhỉ ? Nếu đưa vào sách thì nguy hại cho các cháu học sinh tiểu học lắm, mong là sẽ có cơ quan chức năng làm rõ vụ việc in sách như thế này để khỏi ảnh hưởng đến nền văn hóa đất nước

    Chúc anh chiều thứ 5 vui khỏe anh nhé ! (~_~)

    Trả lờiXóa

trantrunghai@gmail.com