Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Chuyện không lạ.

BBB - Lâu nay "người ta" (Cơ quan chống Tham nhũng..., Thanh tra, Kiểm tra...) cứ mỗi lần, được dư luận xã hội hoặc nhân dân phản ảnh về hiện tượng tiêu cực, tham nhũng thì có "điệp khúc" là: CHỨNG CỨ đâu?. Hoặc chưa thấy..., chưa nhận được "báo cáo". Và thế là họ cho "chìm xuồng", cho vào quên lãng, quá lắm thì "đóng cửa bảo nhau". Mặc dầu những chuyện tiêu cực, ăn của đút, tham nhũng , chạy chức, chạy tội v.v, thì "người trần mắt thịt" đều biết, đều thấy và không dưới 1 lần bản thân, hoặc gia đình trực tiếp "chịu trận", trải qua.
Mời Làng đọc bài trích ý kiến của TS Lê Đăng Doanh và vài người khác nêu ra sau đây, thì thấy cứ như chuyện "những người thích đùa". Không biết khi nghe những "ví dụ" trên, thì LĐ và cơ quan chức năng có còn "nhai lại cái điệp khúc" ở trên nữa không?.
Chuyện gợi ý "lỳ xì" (vòi vĩnh) mà ông Doanh nêu, là rất nhỏ; nhưng sau chuyện voi vĩnh phong bì lặt vặt như kiểu này, là những tòa lâu đài, trang trại. vàng, đô la ...những khối tài sản kếch xù do tham nhũng mà có, là rất phổ biến, mà chưa thấy chống, chưa thấy "xử" được những "con sâu cỡ bự" nào... như nhân dân mong muốn.
Đúng như Ông Tổng Trọng đã nhiều lần huấn thị: Chống TN là lâu dài (không thể một sớm một chiều), là khó khăn... phải quyết liệt, "đừng để ném chuột vỡ bình", vân vân và vân vân.
Nghe thì chả ai bắt bẻ được .Nhưng người dân cần những hành động chống TN,TC... mạnh mẽ , có kết quả cụ thể, chứ không ai tin vào những lời rao giảng suông, cũ mèm và "vô thưởng vô phạt" cả.

Doanh nghiệp bị xin cả tiền mừng tuổi

- Ngày Tết vừa rồi, có chị giám đốc nhận được thư chúc mừng năm mới của một cơ quan quản lý nhà nước, nhưng kèm trong đó là danh sách 35 cán bộ cần mừng tuổi. Công chức nhũng nhiễu doanh nghiệp như vậy là cản trở cải cách thể chế.


Gọi điện vòi vĩnh
Tại hội thảo "Nâng cao năng lực cạnh tranh: Doanh nghiệp chung tay trong cải cách thể chế" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI cùng USAID tổ chức sáng nay, nhiều chuyên gia kinh tế đã dẫn những câu chuyện về nỗi khổ bị vòi vĩnh của doanh nghiệp.
TS Lê Đăng Doanh kể: "Mới đây, một chị giám đốc chủ 2 khách sạn ở Hà Nội đã cho tôi xem thư chúc mừng năm mới của một cơ quan quản lý nhà nước, mà tôi không tiện nêu tên. Đáng nói ở đây là kèm theo thư, còn có một danh sách đề nghị phải mừng tuổi 35 cán bộ của cơ quan này".
cải cách thể chế, VCCI,  Lê Đăng Doanh
TS Lê Đăng Doanh. Ảnh: Dân Việt
"Đến mùa hè, công ty chị giám đốc lại nhận được những đề nghị như tài trợ cho cơ quan quản lý nhà nước tổ chức cho cán bộ đi nghỉ mát. Có trường hợp thì nhận được yêu cầu doanh nghiệp đóng góp cho tỉnh tổ chức một đoàn đi khảo sát nước ngoài, ông Doanh kể tiếp.
Và ông nhấn mạnh: "Đó là tham nhũng".
TS Doanh dẫn chứng thêm: "Tôi đi một tỉnh, chứng kiến cảnh chủ tịch huyện mời khách đi ăn tối. Ăn gần xong, có mấy doanh nghiệp được gọi đến, họ ngơ ngác không hiểu chuyện gì. Ông chủ tịch nói, đến phần này, các cậu giải quyết đi (trả tiền ăn)".
"Trong cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh thì cần nhấn mạnh vai trò của chính quyền địa phương. Đặc biệt, phải có quy định nghiêm cấm công chức đòi hỏi doanh nghiệp 'cõng' chi phí thêm", ông Doanh nói.
"Giờ đã đến lúc phải nhìn thẳng sự thật đó, trung thực với mình để điều chỉnh. Nếu không, nỗ lực cải cách thể chế của chúng ta sẽ đụng đến các giới hạn, không tiến tới được", TS Doanh lo ngại.
Nối tiếp nỗi bức xúc của TS Doanh, TS Lưu Bích Hồ nói: "Cũng cần phải thương cả doanh nghiệp nhà nước nữa. Tôi đã nghe tổng giám đốc một doanh nghiệp rất lớn than phiền, có ngày, có thể nhận được hàng chục cuộc điện thoại vòi vĩnh...".
"Trong cải cách thể chế, sự chung tay giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước rất quan trọng. Kinh nghiệm từ xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cho thấy, tỉnh thành nào nỗ lực, quyết liệt đều có thay đổi về thứ hạng. Chỉ cần buông ra là tụt xuống", TS Hồ nhận định.
Ông là một trong nhiều chuyên gia kinh tế vừa tham dự chuỗi hội thảo 4 ngày liên tiếp tuần qua tại Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ, bàn chi tiết từng chỉ số trong báo cáo cải thiện môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới.
Ông cho biết, những điều tra so sánh của Ngân hàng Thế giới rất hay, nhưng mức độ chính xác rất tương đối. Ở Việt Nam, nhiều yếu tố khi điều tra không thể đưa vào, như chi phí bôi trơn hay những thủ tục lằng nhằng, chạy chọt không tính được mà chỉ có thể dựa vào lời các doanh nghiệp chính thống.
"VCCI nên cử cán bộ tham gia mỗi cuộc điều tra về cải thiện môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới, vì nhiều vấn đề chỉ ta mới hiểu, các chuyên gia nước ngoài không thể hiểu được. Trong khi đó, khi tiến tới ASEAN-6, ASEAN-4, có những con số đo lường cải thiện rất quan trọng", ông Hồ đề nghị.

2 nhận xét:

  1. Em sợ là bệnh tham nhũng này nặng quá rồi, thành bênh kinh niên mãn tính cho cả Xã hội rồi...khó chữa lắm, một khi họ không làm gương tốt mà toàn gương xấu thôi...anh ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bênh tham nhũng với XH, với Đất nước như U bướu với cơ thể con người. Phải hóa trị, xạ trị, hoặc cắt bỏ (nghĩa là phải điều trị rất tích cực, quyết liêt.).
      Có điều, dám chịu đau đớn, có dám làm quyết liệt như họ nói hay không).
      Về cái khoản diệt "Ruồi, nhặng, hổ, rồng..." xem ra cái "anh bạn" Tầu làm mạnh và có kết quả tốt (vì nó không sợ "ném chuột vỡ bình".và dám xông vào xẻo... của ngựa, của hổ, mà không sợ nó đá hậu, nó vồ... , nên đã xử được nhiều quan chức cỡ bự và rất bự của Đ và NN Trung Hoa).
      (Dù với mục đích gì, như thanh trừng nội bộ, bè phái...nhưng cứ diệt , không cho tham nhũng hoành hành là dân đỡ khổ rồi.)

      Xóa

trantrunghai@gmail.com