Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

Viện trưởng Viện NC Tôn giáo đề nghị....

BBB -
Tết đã hết, nhưng mùa lễ hội đang "nở rộ". Mà ở nước ta, quanh năm lúc nào chả có các lễ hội gồm đủ các "chủng loại". Như lễ hội truyền thống, tâm linh, lịch sử, văn hóa...; cũ, mới, to nhỏ (cấp quốc gia và cấp làng xã); do chính quyền tổ chức hoặc "tự lo"; nhiều lễ hội có ý nghĩa đúng đắn, có lễ hội là hủ tục, gây phản cảm.... Việc tổ chức thì, hay dở đều có, gây lãng phí công sức, tiền của, thời gian .., gây mất trật tự an toàn xã hội, gây tai nạn....
Tóm lại về "vấn đề lễ hội" rất , rất được xã hội quan tâm và khá bức xúc...
Vì vậy đã có nhiều hội thảo, tốn nhiều giấy mực, cũng đã có không ít chỉ thị, chỉ đạo, qui định của các cấp kể cả cấp cao nhất (rất cụ thể, chi tiết, như cấm dùng "xe biển xanh", dùng "giờ nhà nước" để đi du xuân, "trẩy hội" v.v).
Kết quả cho đến nay, tình hình cũng chưa sáng sủa hơn, và còn rất nhiều việc phải trao đổi, phải bàn, phải làm, cả về phía "Nhà nước", người Dân và ... túm lại cho gọn (như "câu cửa miệng của LĐCC) là, ... của "toàn hệ thống chính trị", toàn xã hội.
Xin tải về bài sau đây cảu Tg Quỳnh Trang để Làng tham khảo và "cho ý kiến", cùng chia sẻ "quan điểm" của mình.
(Theo tôi đây chỉ là một "ý kiến nhỏ" về một "vấn đề nhớn", nhưng rất cụ thể và thẳng thắn.
Tôi rất đồng tình).

Thứ hai, 2/3/2015 | 11:20 GMT+7

Viện trưởng Tôn giáo: 'Lãnh đạo cấp cao không nên dự khai ấn đền Trần'

Sự hiện diện của lãnh đạo cấp cao trong lễ khai ấn đền Trần (Nam Định) khiến người dân tin việc lấy ấn sẽ giúp thăng quan tiến chức - Viện trưởng Nghiên cứu tôn giáo phân tích.

TS Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Nghiên cứu tôn giáo bày tỏ quan điểm không đồng tình với việc lãnh đạo cấp cao đến khai ấn đền Trần (Nam Định) vào đêm 14 tháng Giêng hàng năm. Theo ông Tuấn, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chen lấn, xô đẩy, giẫm lên nhau để cướp ấn những năm qua là do sự hiện diện của quan chức.

"Tôi đã nói nhiều về chuyện cứ có lãnh đạo cấp cao đến khai ấn thì càng đông người dân tin rằng ấn có thể giúp thăng quan tiến chức. Tôi đề nghị năm nay quan chức cấp cao không xuất hiện ở đó nữa. Lễ hội quy mô cấp tỉnh thì để tỉnh làm", Viện trưởng Nghiên cứu tôn giáo nói.
andentran-3745-1425267834.jpg
Vất vả chen lấn để có được ấn thiêng tại mùa lễ 2011. Ảnh: Bá Đô.
Theo tục lệ xưa, vua Trần ban ấn cho quan quân để mọi nhà hưởng lộc tích phúc, lao động hăng say, tưởng nhớ công ơn tổ tiên trong ngày làm việc đầu năm. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, ý nghĩa của ấn đền Trần đã biến tướng thành lễ cầu thăng quan tiến chức. Thời khắc khai ấn, hàng ngàn người chen lấn giẫm đạp, thả tiền, cướp cành lộc... bất chấp lực lượng cảnh sát được bố trí dày đặc đảm bảo an ninh cho lễ hội. 

Đồng quan điểm với TS Tuấn, TS Dân tộc học Trần Hữu Sơn, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lào Cai cũng cho rằng, "Nhà nước nên ít tham gia vào lễ hội truyền thống" bởi lễ hội là của người dân, nếu tham gia thì nên với tư cách người dân hoặc tránh dịp chính hội. "Nếu ta có cái tâm tốt, muốn ghi nhớ công ơn của các tiền nhân thì đến trước hay sau mùa lễ hội đều được", ông Sơn nói. 

Theo ông Sơn, lãnh đạo cấp cao chỉ nên tham dự lễ hội, Festival, ngày kỷ niệm lớn có quy mô toàn quốc và có tính giáo dục cao như lễ hội đền Hùng. Còn lễ hội đền Trần và các lễ hội truyền thống khác nên quy hoạch thành định kỳ, những năm tổ chức lớn để mời lãnh đạo tham dự. Tuy nhiên, không nhất thiết phải là cấp bộ trưởng mà có thể cấp dưới tham dự.

"Không hẳn sự xuất hiện của lãnh đạo cấp cao gây ra tình trạng lộn xộn, đông đúc của lễ hội, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng nhờ sự hiện diện của các quan chức cấp cao, uy tín lễ hội được nâng lên, du khách thập phương đến đông hơn và quy mô lễ hội được mở rộng", TS Sơn phân tích. 

Các nhà nghiên cứu đều cho rằng, các tỉnh đua nhau mời lãnh đạo cấp cao về tham gia lễ hội vì mục đích quảng cáo, muốn tỉnh mình cao hơn, sang hơn và một phần nhằm thu lợi kinh tế. 

le-hoi-den-Tran-23-6167-1425196907.jpg
TS Nguyễn Quốc Tuấn đề nghị lãnh đạo cấp cao không nên đến lễ khai ấn đền Trần (Nam Định). Ảnh: Bá Đô.
Khẳng định Ban tổ chức lễ hội không gửi giấy mời đến lãnh đạo cấp cao, thậm chí cấp tỉnh hay thành phố, Phó chủ tịch UBND thành phố Nam Định, Trưởng ban Tổ chức lễ khai ấn đền Trần - bà Cao Thị Tính cho rằng, lãnh đạo về dự lễ hội là một điều tốt, thể hiện tấm lòng trân kính của họ với cha ông, truyền thống dân tộc.

Theo bà Tính, dù thành phố đã tuyên truyền mục đích, ý nghĩa đúng đắn của ấn đền Trần, nhưng không phủ nhận có một số hiểu lầm rằng xin ấn để cầu thăng quan tiến chức.

"Những người có suy nghĩ đó là không hiểu truyền thống của lễ hội. Ấn đền Trần được ban phát với ý nghĩa cầu may, một năm phúc lộc tràn trề. Người dân bình thường, cô bán rau, chị bán thịt, họ có phải quan chức đâu nhưng vẫn đi xin ấn đền Trần vì mục đích đúng đắn trên. Những ai đến đền Trần với tâm ác, vụ lợi thì dù có mang được ấn về mọi việc cũng khó thuận buồm xuôi gió", bà Tính nói.
                                                                                                               
Quỳnh Trang

10 nhận xét:

  1. Năm mới lắm lễ hội quá và cũng lắm tiêu cực quá, vàng mã đốt hàng tỷ đồng , làm hỏng cả môi trường, tôi tán thành lãnh đạo cấp cao mđưng đến lễ hội khai ấn đền Trần , việc làm của họ đã khuyến khich tiêu cực mặc dù họ không nghĩ được hậu quả...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình đồng ý với C.Lý là LĐCC đừng đến lễ hội khai ấn đền Trần. Và theo mình cũng không nên đến nhiều lễ hội, cả lễ động thổ, khánh thành.... lặt vặt ,tràn lan....
      Không có tác động gì tích cực mà còn gây thêm tiêu cực và phản cảm.

      Xóa
  2. Lễ hội ở xứ ta đang dần trở thành một ngành ..kinh doanh béo bở được Nhà nước bảo trợ! Bởi vậy mới có chuyện quan to đến mở hàng. Khoảng 8000 lễ hội được mở ra, trong đó có những lễ kinh khủng như chém lợn, đập trâu đầy máu cùng tiếng cười tắm máu.. Thực ra theo tôi, v/đ chủ yếu không phải là sự có mặt hay không của mấy vị lờ đờ cao cấp. Ngày xưa,vua xuống đồng mở hội tịch điền; bên Nhật, Thủ tưởng đi lễ đền v.v. có sao đâu? Vậy nguyên nhân chủ yếu chính là sự xuống cấp của văn hóa Việt thời nay.Tất cả chạy theo đồng tiền, tất cả biến tướng thành mua - bán: cha -con và ..thánh thần, chức tước, bằng cấp,tổ chức kỷ niệm,mít tinh, hát múa văn nghệ,xây đình chùa,mở hội v.v.Nhưng suy cho cùng lỗi không chỉ tại người dân.Lỗi nằm ở Ban VHTT( tuyên giáo) ,ngành văn hóa, các cơ quan nghiên cứu khoa học xã hội nhân vănv.v.Đáng lẽ từ lâu phải theo dõi sát sao, phân loại đánh giá lễ hội, ban hành qui chế rõ ràng, cho phép hoặc ngăn cấm v.v.từng bước đưa hoạt động lễ hội vào qui củ, nhưng họ đã không muốn làm hoặc không làm được,để đến nỗi loạn xà ngầu như hiện nay. Suy cho cùng phải chăng lỗi nằm ở bên trong những chiếc phong bì?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn cụ Kyvi có ý kiến rất xác đáng.
      Tôi thích nhất dòng cuối của com trên của Cụ: "Suy cho cùng phải chăng lỗi nằm ở bên trong những chiếc phong bì?".
      Cụ cẩn thận quá!. Cứ bỏ 2 từ "PHẢI CHĂNG" và cái dấu hỏi (?) cho nó "Chuẩn không cần....Chỉnh"..

      Xóa
  3. Ở nhà em, các cháu cũng hay tranh luận vđ này...Lễ hội là lễ của dân, tự dân đứng ra tổ chức. Chính quyền chỉ nên giữ trật tự và không nên làm cho nó mất trật tự, có khi lại bôi bác thêm!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Về "vấn đề này", không chỉ các cháu, mà Bố Mẹ, Ông Bà... các cháu và nhiều Cụ Cu Lờ, ... cũng thế. TG ạ..

      Xóa
  4. Tôi tin là một số quan chức rất có "ý thức " về những lễ hội liên quan đến chức và tiền . Trong xã hội đang có sự tranh dành quyền lực và cạnh tranh kinh tế thì người ta "còn cọc còn bám " ....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bất kì chuyện gì liên quan đến chức và tiền thì quan tham đều không bỏ qua. (không riêng gì lễ hội), Cụ DK ạ.

      Xóa
  5. Ông Thủ tướng vừa có ý kiến cho ngành VH các cấp TƯ và ĐP rà soát lại các lễ hội không để tùm lum như hiện nay. Tôi hoan nghênh ý kiến này.

    Trả lờiXóa
  6. Người dân chờ đợi ở việc làm cụ thể (chỉ đạo quyết liệt, xử lý nghiêm minh) ... để mang lại quả thiết thực, (có lợi cho Dân cho Nước); chứ không dừng lại ở lời nói,(ý kiến) thậm chí cả chỉ thị...của ông Thủ tướng và các ông to khác. Vì các ông ấy nói quá nhiều "lời hay ý đẹp", ban hành quá nhiều chỉ thị , nghị quyết v.v rồi; nhưng thực tế có tác dụng thế nào thì các Cụ đã thấy.
    Nghe có khi chỉ thấy sướng cái lỗ tai, còn hoan nghênh thì... hãy đợi đã. Cụ Trác ạ.

    Trả lờiXóa

trantrunghai@gmail.com