Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

GIẤY CHỨNG NHẬN LÀM NGƯỜI (ST)


Trên đoàn tàu, cô soát vé hết sức xinh đẹp cứ nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi đi làm thuê. - Soát vé







Ảnh minh họa

Người đàn ông lớn tuổi lục khắp người từ trên xuống dưới một thôi một hồi, cuối cùng tìm thấy vé, nhưng cứ cầm trong tay không muốn chìa ra. Cô soát vé liếc nhìn vào tay anh, cười trách móc : - Ðây là vé trẻ em. Người đàn ông đứng tuổi đỏ bừng mặt, nhỏ nhẹ đáp : - Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao ? Giá vé trẻ em và người tàn tật đều bằng một nửa vé, đương nhiên cô soát vé biết. Cô nhìn kỹ người đàn ông một lúc rồi hỏi : - Anh là người tàn tật ? - Vâng, tôi là người tàn tật. - Vậy anh cho tôi xem giấy chứng nhận tàn tật. Người đàn ông tỏ ra căng thẳng. Anh đáp : - Tôi… không có giấy tờ. Khi mua vé cô bán vé bảo tôi đưa giấy chứng nhận tàn tật, không biết làm thế nào, tôi đã mua vé trẻ em. Cô soát vé cười gằn : - Không có giấy chứng nhận tàn tật, làm sao chứng minh được anh là người tàn tật ? Người đàn ông đứng tuổi im lặng, khe khẽ tháo giầy, rồi vén ống quần lên - Anh chỉ còn một nửa bàn chân. Cô soát vé liếc nhìn, bảo : - Tôi cần xem chứng từ, tức là quyển sổ có in mấy chữ “Giấy chứng nhận tàn tật”, có đóng con dấu bằng thép của Hội người tàn tật !

Người đàn ông đứng tuổi có khuôn mặt quả dưa đắng, giải thích : - Tôi không có tờ khai gia đình của địa phương, người ta không cấp sổ tàn tật cho tôi. Hơn nữa, tôi làm việc trên công trường của tư nhân. Sau khi xảy ra tai nạn ông chủ bỏ chạy, tôi cũng không có tiền đến bệnh viện giám định… Trưởng tàu nghe tin, đến hỏi tình hình. Người đàn ông đứng tuổi một lần nữa trình bày với trưởng tàu, mình là người tàn tật, đã mua một chiếc vé có giá trị bằng vé của người tàn tật… Trưởng tàu cũng hỏi : - Giấy chứng nhận tàn tật của anh đâu ? Người đàn ông đứng tuổi trả lời anh không có giấy chứng nhận tàn tật, sau đó anh cho trưởng tàu xem nửa bàn chân của mình . Trưởng tàu ngay đến nhìn cũng không thèm nhìn, cứ nhất quyết nói : - Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người. Có giấy chứng nhận tàn tật chính là người tàn tật, có giấy chứng nhận tàn tật mới được hưởng chế độ ưu đãi vé người tàn tật. Anh mau mau mua vé bổ sung. Người đứng tuổi bỗng thẫn thờ. Anh lục khắp lượt các túi trên người và hành lý, chỉ có hơn 50 ngàn đồng, hoàn toàn không đủ mua vé bổ sung. Anh nhăn nhó và nói với trưởng tàu như khóc : - Sau khi bàn chân tôi bị máy cán đứt một nửa, không bao giờ còn đi làm được nữa. Không có tiền, ngay đến về quê cũng không về nổi. Nửa vé này cũng do bà con đồng hương góp mỗi người một ít để mua giùm, xin ông mở lượng hải hà, giơ cao đánh khẽ, nương bàn tay cao quý, tha cho tôi. Trưởng tàu nói kiên quyết : - Không được. Thừa dịp, cô soát vé nói với Trưởng tàu : - Bắt anh ta lên đầu tàu xúc than, coi như làm lao động nghĩa vụ. Nghĩ một lát, trưởng tàu đồng ý : - Cũng được. Một đồng chí lão thành ngồi đối diện với người đàn ông đứng tuổi tỏ ra chướng tai gai mắt, đứng phắt lên nhìn chằm chằm vào mắt vị trưởng tàu, hỏi : - Anh có phải đàn ông không ? Vị trưởng tàu không hiểu, hỏi lại : - Chuyện này có liên quan gì đến tôi có là đàn ông hay không ? - Anh hãy trả lời tôi, anh có phải đàn ông hay không ? - Ðương nhiên tôi là đàn ông ! - Anh dùng cái gì để chứng minh anh là đàn ông? Anh đưa giấy chứng nhận đàn ông của mình cho mọi người xem xem ? Mọi người chung quanh cười rộ lên. Thừ người ra một lát, vị truởng tàu nói : - Một người đàn ông to lớn như tôi đang đứng đây, lẽ nào lại là đàn ông giả ? Ðồng chí lão thành lắc lắc đầu, nói : - Tôi cũng giống anh chị, chỉ xem chứng từ, không xem người, có giấy chứng nhận đàn ông sẽ là đàn ông, không có giấy chứng nhận đàn ông không phải đàn ông. Vị trưởng tàu tịt ngóp, ngay một lúc không biết ứng phó ra sao. Cô soát vé đứng ra giải vây cho Trưởng tàu. Cô nói với đồng chí lão thành : - Tôi không phải đàn ông, có chuyện gì ông cứ nói với tôi. Đồng chí lão thành chỉ vào mặt chị ta, nói thẳng thừng : - Cô hoàn toàn không phải người ! Cô soát vé bỗng nổi cơn tam bành, nói the thé : - Ông ăn nói sạch sẽ một chút. Tôi không là người thì là gì ? Đồng chí lão thành vẫn bình tĩnh, cười ranh mãnh, ông nói: - Cô là người ư? Cô đưa giấy chứng nhận “người” của cô ra xem nào… Mọi hành khách chung quanh lại cười ầm lên một lần nữa. Chỉ có một người không cười. Ðó là người đàn ông trung niên bị cụt chân. Anh cứ nhìn trân trân vào mọi thứ trước mặt. Không biết tự bao giờ, mắt anh đẫm lệ, không rõ anh tủi thân, xúc động, hay thù hận.



Sưu Tầm

15 nhận xét:

  1. Nôi dung câu chuyện thực ra không mới, nhưng khá điển hình, rất kịch tính.
    Đọc thấy thích, nên tôi tải về để các Cụ đọc, nhớ lại những chuyện “dở khóc, dở cười” tương tự mà mình đã có lần “Trải nghiệm”, hoặc chứng kiến.
    Không thể tưởng tượng được, bọn tự xưng là “đầy tớ của ND” lại vô cảm, “hành dân” như thế.
    Do dư luận XH, do công luận phê phán, lên án… nên thời gian gần đây, phần nào những việc “hành dân”, vô cảm của “đầy tớ” có bớt đi chút xíu.
    Mong cho có một XH văn minh … (Người với người sống để yêu nhau. – Tố Hữu)

    Trả lờiXóa
  2. Bệnh vô cảm nay là bệnh xã hôi của mình rồi ! Giới cầm quyên từ trên xuống đêu zậy à ! Là bệnh nan y khó chữa lắm anh ạ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. DH nói rất đúng, nhưng Dân mình chả lẽ chịu để bọn "đầy tớ" hành mãi đến bao giờ?!.

      Xóa
  3. Một câu chuyện hư cấu nhưng rất ..thật.Ngoài ý nghĩa "hành dân" và "vô cảm" như các cụ nhận xét, tôi thấy còn ẩn đằng sau một ý này. Đó là: bộ máy lãnh đạo quản lý đồ sộ ở ta rất hay đưa ra những qui định,thủ tục, giấy tờ,văn bản dưới luật v.v. chủ quan,xa rời thực tế, xâm phạm quyền con người khiến người dân bức xúc, thậm chí phản đối dữ dội. Cái điều luật 60 về BHXH vừa qua là một thí dụ.Rất may, công nhân MN đã lên tiếng, bãi công rầm rầm khiến các bố phải vội vàng hứa hẹn sửa sai.Chừng nào còn quan tham còn quan liêu, còn quan liêu thì những loại giấy chứng nhận làm người kiểu trên đây sẽ còn ..ra đời!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cụ chỉ ra nguyên nhân rất... CHUẨN.
      Nhưng chừng nào thì ở ta hết quan liêu kiểu này, hở Cụ KYVi?.

      Xóa
  4. Cô đưa giấy chứng nhận “người” của cô ra xem nào…
    Chỉ cần một câu thôi bạn nhỉ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng như Bạn nói.
      Cản ơn Bạn đã ghé thăm và để lại comment.

      Xóa
  5. Cái ông có tật này không sáng dạ ,nếu ông ta không mua vé ,đưa tiền cho " nhà " tàu thì sẽ được nằm giường tốt (cũng số tiền đó ) -nghe người ta nói vậy .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cụ có tin thế không?.
      Hôm nào Đồng hương ra HN bằng tàu hỏa để "kiểm chứng nhé".

      Xóa
  6. Xin cho biết tác giả là ai, tất nhiên dù la ai thi câu chuyện cũng thấm đẵm tình người, chỉ la muôn biết tên để thỏa mãn tính, tò mò thôi.

    Trả lờiXóa
  7. Cảm ơn cụ Lý.
    Bài này sưu tầm (ST) từ " Webtretho.com". Cụ vào đó tìm hiểu nhé.

    Trả lờiXóa
  8. Vừa đọc để theo dõi câu chuyện tôi vừa nghĩ : Nếu như mình cũng có mặt chứng kiến sự việc này thì mình có đủ dũng khí đối đầu với tay trưởng tầu và con mụ soát vé để bênh vực người tàn tật như "đồng chí lão thành" kia không ?

    Trả lờiXóa
  9. (Chuyện dân gian) Một toán sai nha hùng hổ xông vào lục soát nhà một góa phụ còn trẻ, tuyên bố đến để bắt kinh doanh trái phép. Lục soát một hồi không thấy gì , bỗng ông trưởng đoàn reo lên: "Đây rồi , bắt được quả tang đây rôi".. Góa phụ hốt hoảng nhìn ra thì thấy ông ta lôi ra được mấy cái nồi niêu soong chảo. Ông ta bèn tuyên bố "Bắt được quả tang! Nhà chị nấu rượu lậu" . Chị ta cãi" Chứng cứ đâu?" " Đây , dụng nấu rượu đây" "Chỉ là mấy cái nồi nấu cám, nấu nước này à". " Cái này nấu được rượu" " Ông có bắt được tôi nấu rượu đâu" . " Có dụng cụ chứng tỏ có phạm tội, cãi à? Ngoan cố à ? Bắt về đồn ngay, " Thế là cô gái góa bị bắt dẫn về đồn, khá xa. Dọc đường , chắc là do nhiều bia rượu , bèn dừng lại bên đường để giải tỏa. Cô gái góa bèn rình lúc đó tóm được....của ông trưởng đoàn và la lối ầm làng " Ối làng nước ơi... cứu tôi với...có bọn hiếp dâm.." Thấy mọi người đang kéo đến, ông trưởng đoàn vội hét lên " Bỏ ra. Đừng có vu vạ.Chứng cứ dâu mà vu ta hiếp dâm..". "Ối làng nước ơi, bắt được quả tang,..dụng cụ hiếp dâm đây..".

    Trả lờiXóa

trantrunghai@gmail.com