Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

Nhất tội nhì NỢ

BBB - Người ta bảo " Nhất tội nhì nợ". Ở tầm quốc gia, thì Tội chắc chắn là người dân không thể gây ra được (mà chỉ có "Đấng cầm quyền"). Còn NỢ thì "họ" cứ thả sức vay lấy được, chi vô tội vạ còn người  Dân thì cứ è cổ ra mà trả nợ hết đời này sang đời khác. (còn bọn chúng thì hết nhiệm kỳ là...bye-bye, ôm một đống "vàng thoi", đất cát, tài sản kếch xù.... và "CHỤI" trách nhiêm. Mời Làng đọc bài sau đây thì thấy rõ không chỉ là nỗi lo và cứ kéo dài thế này, Đất nước ta, không lâu nữa sẽ rơi vào thảm họa và trở thành.... "Chúa chồm" nhất ...Quả đất.

Việt Nam nợ quá hạn nước ngoài hơn 310 triệu USD

Tháng năm 23,2015 lúc 01:03 sáng

Các khoản nợ quá hạn chưa thanh toán gồm 214,5 triệu USD của Vinashin (nay là SBIC) và 96,4 từ các dự án khác.
Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước vừa công bố tháng này, đến cuối năm 2013, tổng giá trị các khoản vay nước ngoài được Chính phủ cho vay lại đạt 12,14 tỷ USD. Trong đó, các khoản nợ quá hạn chưa thanh toán đạt 310,9 triệu USD, chủ yếu là từ Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), nay là Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC), trị giá 214,5 triệu USD. Số còn lại là của 62 dự án đã bị xử lý theo thủ tục phá sản, đang cơ cấu lại nợ, khoanh nợ hoặc chờ bán tài sản để thu nợ...
Tổng dư nợ các dự án có nợ quá hạn đạt hơn 1,26 tỷ USD, chiếm hơn 10% tổng dư nợ cho vay lại, gồm 1,02 tỷ USD từ Vinashin và gần 240 triệu USD của các dự án.
"Kết quả kiểm toán cho thấy việc đối chiếu với các cơ quan cho vay lại chưa được Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) thực hiện kịp thời, còn tình trạng Ngân hàng Phát biểu (VDB) trả nợ, lãi về quỹ tích lũy theo quý hoặc theo tháng, không đúng thời hạn quy định tại hợp đồng cho vay lại", báo cáo nêu.
vinashin-2270-1432314090.jpg
Số nợ quá hạn từ Vinashin vẫn đang tạo áp lực lên các khoản vay của Việt Nam.
Liên quan đến nợ công, một lần nữa Kiểm toán Nhà nước nhắc lại câu chuyện Bộ Tài chính đã thống kê, tổng hợp số liệu nợ công chưa kịp thời, đầy đủ. Việc báo cáo thừa, thiếu một số khoản vay dẫn đến số liệu nợ công đến 31/12/2013 giảm 25,28 tỷ đồng so với số báo cáo tại báo cáo về các chỉ tiêu giám sát nợ năm 2013.
Công tác tổ chức và quản lý nợ công vẫn chưa được tập trung thống nhất theo quy định của Luật Quản lý nợ công, thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa khâu huy động vốn với tổ chức thực hiện và trả nợ vay, dẫn đến bị động trong việc cân đối nguồn trả nợ cũng như khuyến khích sử dụng vốn vay hiệu quả, tiết kiệm. Việc tổng hợp số liệu nợ công theo một đầu mối thống nhất còn khó khăn, dẫn đến sai sót. Hệ thống mẫu biểu báo cáo về nợ công chưa đáp ứng yêu cầu quản lý và chưa được các đơn vị tham gia quản lý nợ công lập đầy đủ hoặc gửi kịp thời.
Báo cáo của Bộ Tài chính cho hay tổng dư nợ công đến 31/12/2013 theo Luật quản lý nợ công là gần 2 triệu tỷ đồng, bằng 54,5% GDP, tăng gần 19% so với năm 2012. Cơ cấu nợ của Chính phủ tiếp tục thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng nợ vay trong nước, giảm tỷ trọng nợ vay nước ngoài.
Cuối năm 2013, dư nợ nước ngoài của Chính phủ tương đương 763.198 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2012. Dư nợ vay trong nước đạt 764.933 tỷ đồng, tăng 39%.
Về nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh, dư nợ đạt 188.486 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2012. Tuy đây không phải là các khoản do Chính phủ trực tiếp đi vay, nhưng kiểm toán cũng cảnh báo một phần có nguy cơ biến thành nghĩa vụ trực tiếp của Ngân sách Nhà nước. Nguyên nhân là quá trình xây dựng, thẩm định và phê duyệt dự án không sát thực tế, đầu tư không đồng bộ, triển khai chậm, một số doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản trị chi phí, rủi ro hối đoái, dòng tiền… dẫn đến việc sử dụng vốn vay chưa hiệu quả...
Tại thời điểm thẩm định cấp bảo lãnh, hầu hết các chủ dự án chỉ cam kết sẽ đảm bảo tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng 20% tổng vốn đầu tư, song chưa báo cáo đầy đủ tiến độ góp vốn chủ sở hữu trong quá trình triển khai dự án. 38 dự án đã hoàn thành rút vốn và nghiệm thu quá 6 tháng đều chưa đăng ký tài sản đảm bảo. Các chủ đầu tư dự án thực hiện chế độ báo cáo không kịp thời, đầy đủ theo quy định, một số dự án nộp phí bảo lãnh chậm hoặc khó khăn chưa nộp phí bảo lãnh.
Trong nước, số dư nợ được Chính phủ bảo lãnh đạt 207.576  tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2012. Trái phiếu được bảo lãnh Chính phủ phát hành có kỳ hạn ngắn (2-5 năm), trong khi không ít dự án có thời gian cho vay kéo dài từ 5-12 năm, dẫn đến rủi ro mất cân bằng kỳ hạn giữa huy động và cho vay, làm tăng hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu để đảo nợ hoặc rủi ro nghĩa vụ nợ dự phòng do ngân sách gánh chịu.
Báo cáo cũng phản ánh vệc quản lý nợ chính quyền địa phương chưa được kiểm soát chặt chẽ, chưa có chế tài xử lý đối với các trường hợp vi phạm. Đến 31/12/2013, nợ của chính quyền địa phương là 30.016 tỷ đồng, không bao gồm khoản vay VDB 22.760 tỷ đồng. Theo Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính tổng hợp nợ chính quyền địa phương theo số liệu báo cáo của các địa phương, không nắm đầy đủ, chính xác nợ của chính quyền địa phương và giới hạn vay nợ theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Số dư quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài đến cuối năm 2013 đạt 49.885 tỷ đồng. Nhưng theo Kiểm toán Nhà nước, việc lập kế hoạch chi hoàn trả ngân sách từ quỹ không sát thực tế; chuyển trả ngân sách các khoản trả nợ nước ngoài vay về cho vay lại không kịp thời; chưa theo dõi nguồn hình thành tài sản, nguồn hình thành và cơ cấu hình thành quỹ; không đánh giá lại số dư các khoản ngoại tệ tại thời điểm cuối kỳ kế toán...
Phương Linh - Chí Hi

9 nhận xét:

  1. Thưa cụ Ba! đã từ lâu tôi đã không còn tin vào những con số thống kê này nọ của họ nữa rồi. Những "con số tuyên truyền" bao giờ cũng khác xa với con số thực, kể cả nơ nần nước ngoài. Hậu quả là nhân dân cứ phải nai lưng trả nợ cho những sai lầm trong lĩnh vực kinh tế của nhà cầm quyền.Không biết đến khi nào ở VN, sự thật được tôn trọng như các nước văn minh?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cũng không tin như Cụ. Họ còn dấu lỗ + nhiều điều khác nữa.
      Nhưng chỉ với số nợ chừng này cũng.... "ghê răng" rồi Cụ ạ.

      Xóa
  2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Có một điều đáng lo ngại là số VN nợ TQ tăng quá nhanh ( theo số liệu cũ, từ 2005-2009 tăng 10 lần ) phần lớn là từ các dự án mà TQ thắng thầu anh ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mỹ còn nợ TQ rất nhiều và nhanh hơn ta. Ta và Mỹ giống nhau, đều là con nợ của TQ. Nhưng khác nhau cơ bản là Mỹ sử dụng đúng mục đích, thừa sức trả nợ và họ mạnh nên không sợ Tầu. Còn ta thì khác hẳn, không khéo sẽ thành... nô lệ vì nợ...TG ạ.

      Xóa
  4. Đời chúng ta chắc không phải trả, nhưng đời con, cháu chắt chúng ta cũng không trả hết được, nếu vẫn giữ cái thể chế như hiện nay.

    Trả lờiXóa
  5. Với số nợ ấy "nhà đương quyền" còn ung dung lắm họ cứ mặc sức mà vay đã có con cháu đời sau lo chả còn họ thì cứ thả sức mà vơ vét đã , rồi đất nước sẽ đi về đâu ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đến giờ này cụ Lý còn hỏi "... đi về đâu?"!. "Tiến lên CNXH" như ông Tổng Trọng vừa nhắc lại (một lần nữa) "định hướng" trong diễn văn ở hội nghị TW mơi đây.

      Xóa

trantrunghai@gmail.com