Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

"Tôi... chỉ làm thơ vui" (Quốc Toản)

BBB -
Chỉnh đốn , kiểm điểm, phê tự phê, rồi mới đây lại tái lập Ban Nội Chính TW, đưa ông N.B.Thanh ra làm Trưởng Ban, kiện toàn lại Ban Chống tham nhũng TW. Ông X phải buông để ông Tổng Tr. trực tiếp nắm...
Xem ra thì có vẻ cũng muốn "quyết liệt một phen" với lũ "sâu bọ bự" làm khổ Dân, làm nghèo Đất nước, làm mất lòng tin...
Nhưng dân chờ mãi, cho đến nay cũng chưa thấy "vạch lá tìm được con sâu bự" nào. Chỉ mới mong tìm và vạch mặt chỉ tên rõ ràng trước bàn dân thiên hạ thôi; chứ "diệt" thì có mơ cũng chẳng thấy!.
Trong khi đó Trung Ương vẫn khẳng định "tham nhũng trầm trọng...".
Vậy ắt phải có nhiều "đồng chí chưa bị lộ" lắm đây!.
Tôi xin tải về bài thơ của tác giả Quốc Toản về đề tài này để Làng độc cho "vui". Vì như tác giả đã viết... "Tôi chỉ làm thơ... vui"

 
Mội số loài sâu (ảnh trên mạng)

Thưa các đồng chí chưa bị lộ

 Đồng chí chưa bị lộ *
Nên vẫn được tin dùng
Vẫn có quyền “chém gió”
Vẫn nói cười ung dung


Mặc dân oan đòi đất
Mặc yêu nước biểu tình
Quy tội phản động hết
Cứ xử theo luật rừng


Họp chi bộ kiểm điểm

Không vạch mặt chỉ tên
Cứ X, Y này nọ
Cho trong ấm ngoài yên

Vẫn là quan thanh liêm
Những ông chưa bị lộ
Tay tha hồ vơ vét
Miệng tha hồ nam mô

Không lộ, hay bị lộ
Cũng một duộc cả thôi
Đã mua quan bán chức
Phải tới cùng cuộc chơi

Chẳng có gì lạ đâu
Dân đen ai cũng biết
Quan đã thành bầy sâu
Diệt bao giờ cho hết

Đồng chí chưa bị lộ

Cứ xoa tay rung đùi
Chẳng ai dâng trảm sớ
Tôi... chỉ làm thơ vui.

Quốc Toản  -  23/03/2013



* Theo ông Trần Huy Sáng, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội, xác minh của 3 đoàn kiểm tra tại các quận huyện Thanh Trì, Hà Đông, Ứng Hòa cho thấy, đến ngày 4/1/2013 chưa phát hiện trường hợp nào đưa và nhận tiền để chạy công chức, kể cả sai phạm tại huyện Ứng Hòa...


Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Chuyện ở Ta và ở Nga



BBB-  Ở ta đang “Cải cách hành chính”, kể ra cũng có những tiến bộ so với “thời quan liêu, bao cấp”; nhưng những thủ tục quan liêu, rườm rà, cứng nhắc, vô lý đến nực cười  nhằm “hành” dân là “chính” hiện nay vẫn còn không ít.   
Tôi xin kể 2 câu chuyện sau đây sảy ra đối với gia đình, người thân của tôi (chuyện thật 100%) cho Làng ta nghe.
Chuyện thứ nhất:
  Hôm cô em dâu ra Phường để nhận “tiền Huân chương” cho ông Bố vợ tôi  (đã mất từ lâu). Khi cô ấy đưa Giấy CN tặng thưởng Huân chương  của Ông cụ cho họ . Trong Giấy đã ghi: “TRUY TẶNG”,  thế mà họ còn  yêu cầu phải có “Giấy BÁO TỬ” mới cho nhận tiền. Thật nực cười!. Chẳng lẽ Chủ tịch Nước lại ký “TRUY TẶNG” cho người lúc đó đang còn sống!.
Chuyện thứ hai:
  Mới gần đây, người nhà tôi ra “chỗ 1 cửa”của UBND một huyện ngoại thành  để nhận “sổ đỏ” (Giấy CNQSDĐ), đã đem đủ CMT, Hộ khẩu, thế mà họ còn đòi  chủ sở hữu xuất trình "Giấy Kết hôn" (Kết hôn hay không thì liên quan gì đến chuyện nhận Sổ đỏ?).
Tất nhiên sau khi "lý lẽ khá căng" họ cũng phải chịu thua. Nếu dân trí thấp và nhũn thì còn bị họ "hành" chán. "Mềm nắn rắn buông" chẳng sai . Không hiểu công chức gì đến nay mà trình độ còn lùn như vậy!. Hay họ biết mà cứ muốn cải cách "HÀNH"dân là "CHÍNH" theo kiểu này?.
Đấy là một vài trong số rất nhiều chuyện ở xứ Ta hiện nay. Còn ở bên Tây (Nga) ngày xưa cũng có những chuyện tương tự.
Tôi xin tải về 1 bài thơ trong “100 BÀI CHÂM NGÔN MỚI VIẾT” của Nhà thơ, Nhà văn, Nhà dịch thuật Thái Bá Tân kể chuyên nước Nga năm nào, để các cụ “đối chiếu”.
Sao mà giống nhau đến thế!.
541
 Ở nước Nga, năm nọ,
Có một người đàn ông
Đang ngồi trên xe lửa
Giữa trời lạnh đêm đông.

Lát sau, một cô gái,
Nhân viên soát vé tàu
Đến đánh thức ông dậy:
“Xin hỏi, vé ông đâu?”

Người đàn ông dụi mắt:
“Mới có luật ưu tiên
Cho phép người tàn tật
Đi tàu không mất tiền…”

“Vâng, có luật như thế.
Vậy thì xin mời ông
Cho xem giấy chứng nhận
Ông có tàn tật không.”

Ông kia liền lẳng lặng
Vén một bên ống quần,
Để lộ chiếc chân gỗ
Đến tận đầu gối chân.

“Tôi không cần cái ấy.
Cho tôi xem giấy tờ.
Nhanh lên, tôi đang bận.
Giấy đâu? Đừng ỡm ờ.”

Mà giấy thì không có.
Giấy chứng nhận ông què.
Chỉ có chiếc chân gỗ.
Rõ cái bác nhà quê.

Thế là sinh cãi cọ
Khá gay gắt hồi lâu.
Cuối cùng phải can thiệp
Đích thân ông trưởng tàu.

Ông này cũng dứt khoát:
“Có giấy thì đưa đây.
Không có thì ga tới
Xin mời ông xuống ngay!”

Và rồi, đến ga tới,
Ông khách què đáng thương,
Giữa đêm đông giá rét
Đã bị ném xuống đường.

Ai làm cái việc ấy?
Ông trưởng tàu, đàn ông
Và cô gái soát vé,
Không một chút mủi lòng.

Quan liêu và ngu dốt,
Họ không phải là người.
Cả vì họ không có
Giấy chứng nhận là người.

                                   Thái Bá Tân

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Khuyên ông Trọng thật lòng. Thơ của Thái Bá Tân..

BBB- Tôi thấy trên mạng nhiều người gửi  thư ngỏ cho ông Trọng; chứ chưa thấy ai làm thơ "Khuyên ông Trọng" (mà là khuyên thật lòng)  như ông Thái Bá Tân.
Xin phép chép lại để hầu quí cụ Làng ta đọc và suy ngẫm...


Khuyên ông Trọng thật lòng

Thái Bá Tân

Tôi không biết ông Thiệu,
Yêu mến lại càng không,

Nhưng buộc phải thừa nhận

Một thực tế đau lòng,

Rằng ông ấy nói đúng,

Thời còn ở Miền Nam:

“Đừng nghe cộng sản nói.

Hãy xem cộng sản làm!”

Tôi sống ở Miền Bắc

Sáu mươi lăm năm nay,

Và buộc phải thừa nhận

Một thực tế thế này:

Rằng ta, đảng, chính phủ,

Thường hay nói một đàng

Mà lại làm một nẻo.

Nhiều khi không đàng hoàng.

Đảng, chính phủ luôn nói,

Mà nói hay, nói nhiều,

Rằng sẵn sàng chấp nhận

Những ý kiến trái chiều.

Vậy mà một nhà báo,

Nói ý kiến của mình,

Nói đàng hoàng, chững chạc,

Có lý và có tình,

Liền bị buộc thôi việc.

Ai cũng hiểu vì sao.

Không khéo lại tù tội.

Như thế là thế nào?

Như thế là các vị

Mặc nhiên thừa nhận mình

Không làm như đã nói,

Gây bức xúc dân tình.

Là một người yêu nước

Là công dân Việt Nam,

Tôi mong đảng đã nói,

Là nhất thiết phải làm.

Vì đó là danh dự,

Niềm tin và tương lai.

Hãy chứng minh ông Thiệu

Nói như thế là sai.

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Thơ vui Bảo Sinh

BBB- Xin tải về bài sau của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, để biết thêm là ở Hà nội cũng có người mê chó, mèo và làm cả khách sạn 5 sao, nghĩa địa và những dịch vụ khác nữa cho chó, mèo; chẳng kém gì bên Tây, bên Tầu... Chủ nhân lại là một người rất mê thơ và làm nhiều thơ, trong đó có những câu thơ, bài thơ vui, truyền miệng quen thuộc với nhiều người, mà không mấy ai biết tác giả chính là ông Nguyễn Bảo Sinh.

Ngày xuân đọc thơ vui của Bảo Sinh
Nguyễn Trọng Tạo



Ông Nguyễn Bảo Sinh
Ông Nguyễn Bảo Sinh
Tôi gặp Bảo Sinh (Nguyễn Bảo Sinh) ở quán bia Bầu Bạn, ông đang đọc thơ vui cho mấy người bạn nghe. Câu thơ nào của ông cũng làm mọi người phá lên cười. Mấy em “chân dài” thì cười đỏ mắt khi nghe câu:
Em dại tụt quần quá nhanh
Nếu mà tụt chậm em thành phu nhân.
Tôi nói đùa: Thơ ông mà dự giải Nobel chắc chắn đoạt giải liền. Ông tủm tỉm đọc:
Nghe phò đọc thuộc thơ ta
Sướng hơn được giải gọi là Nô-ben.

Đoàn Tử Huyến đọc nối vào 2 câu Bảo Sinh chưa kịp đọc:
Làm thơ được tử tù khen
Sướng hơn Văn Miếu khắc tên mu rùa.

Lại cười, vì thấy mấy em chân dài vừa cười vừa nhìn xuống phía bụng dưới.
Tôi lại nói: Anh cứ làm mãi thơ kiểu này thì tên anh càng ngày càng to đấy… Bảo Sinh bảo, to nhỏ gì đâu, mình làm thơ chỉ để quảng cáo cho cái nghề nuôi chó của mình thôi mà. Rồi ông đọc tiếp:
Làm thơ nuôi chó chọi gà
Ba trò chơi ấy làm ta bơ phờ
Suốt ngày nửa tỉnh nửa mơ
Trông ai cũng thấy nửa thơ nửa gà.

Thì ra là thế thật? Bảo Sinh giải thích: Chả là mình mê chó mèo, nuôi chó, chăm chó mèo rồi làm khách sạn 5 sao cho chó mèo ở, lại làm cả nghĩa trang chó mèo nữa. Mình làm thơ chẳng qua chỉ để PR cho thương hiệu “Sinh chó mèo” nổi tiếng. Nổi tiếng để khách người ta biết mà tìm đến với “Khách sạn chó mèo”.
Nghĩa trang chó mèo
Nghĩa trang chó mèo
Tôi theo ông về ngõ 167 Trương Định thấy hiện tấm biển “Vương Quốc chó mèo – Resort Chó Mèo Bảo Sinh”, với chiếc cổng mô phỏng cổng Ô Quan Chưởng được xây rất đẹp. Ông bảo mẹ ông ở Ô Quan Chưởng. Qua cổng, thấy bên trái hiện ngay một khách san 5 tầng rất đẹp, nơi đây có những căn phòng dành cho chó, mèo, có căn phòng làm shop thời trang, các dụng cụ đồ dùng, thuốc thang, nước hoa cho… chó mèo. Thì ra rất nhiều người nuôi chó mèo đã chọn đây làm nơi gửi chó, điều trị bệnh và mua sắm cho con vật yêu quý.
Lễ cầu siêu chó mèo
Lễ cầu siêu chó mèo
Cả một khu đất khoảng 2.000 mét vuông, cây lá um tùm giữa lòng Hà Nội là khuôn viên thơ mộng của Bảo Sinh. Ở đây ngoài khu nhà ở, khách sạn chó mèo còn có hồ nước dựng tượng Quan thế âm Bồ tát, tượng chủ nhân Bảo Sinh và một nghĩa trang dành cho chó mèo… Ông coi chó mèo cũng có linh như người, và cả đời gắn bó với chúng.
Nhiều khách hàng đến đây mua chó mèo, gửi chó mèo, mua các vật dụng, thời trang, thức ăn, thuốc thang cho chó mèo, trong đó có không ít khách ngoại quốc.
Và hơn nữa, Bảo Sinh chủ trương “Thơ – Đạo”, trong đó có “đạo chó mèo”. Nhiều tập thơ “Huyền Thi” của ông được phô tô đóng thành quyển nhỏ bằng bàn tay, bìa vàng chỉ để tặng bạn bè và khách hàng.
Nhiều câu thơ được truyền tụng trong dân gian là của Bảo Sinh. Ví dụ: “Ra đường sợ nhất công nông – về nhà sợ nhất vợ không nói gì” hay “Vợ là cơm nguội nhà ta – Lại là phở tái thằng cha láng giềng”.
Ngày xuân, mời bạn dạo qua vườn thơ của Bảo Sinh để thưởng thức những hương vị đặc sắc của Niềm Vui.
Bảo Sinh và Nguyễn Trọng Tạo
Bảo Sinh và Nguyễn Trọng Tạo

MỘT SỐ  BÀI THƠ CỦA BẢO SINH

Đêm nằm nghĩ mãi không ra
Tại sao thằng ấy lại là nhà thơ?…

Cùng chung một chuyến đò ngang
Kẻ thì sang bến, người đang trở về
Lái đò lái mãi thành mê
Sang về chẳng biết mình về hay sang

Những cái nghĩ mãi mới ra
Đều là những cái người ta nghĩ rồi

Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi chăn bồ còn khổ hơn trâu
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Mặt tôi như thể con trâu đang cười.

Vợ là cửa cái
Bạn gái là cửa sổ
Càng nhiều cửa sổ càng sang
Cửa cái anh vẫn đàng hoàng vào ra
Vợ là cửa cái nhà ta
Lại là cửa sổ thằng cha láng giềng

Bịt tai
Muốn bịt hết miệng trần ai
Hãy bịt ngay chỗ cái tai của mình

Chúc nhau
Mời nhau ăn tiệc ăn nằm
Mấy ai khao bạn bữa ăn khí trơi
Chúc nhau chúc đủ mọi lời
Mấy ai chúc bạn thành người tốt hơn

Nghĩ và lo
Nghĩ về con kiến nó bò
Chẳng lo về nỗi con bò trắng răng
Nghĩ về cái đẹp ánh trăng
Đừng lo thằng Cuội, ả Hằng với nhau

Thơ
Khi ngồi tên lửa lên trời
Làm thơ lại kém cái thời cưỡi trâu

Khỏa thân
Ái tình nếu uống đủ liều
Loài người sẽ thoát được điều tà dâm
Ai ai cũng sống khỏa thân
Mặc quần sẽ lại khiêu dâm mọi người

Tri âm
Mới yêu nhìn đã tri âm
Lâu dần tiếng Việt nghe nhầm tiếng tây
Nói toàn ngoại ngữ với nhau
Không người phiên dịch ngẫm đau nhân tình

Đạo vợ chồng
Đàn ông như thể cánh diều
Đàn bà cầm sợi tơ diều trong tay
Đừng già néo, kẻo đứt dây
Thả chùng xuống, để diều bay đúng tầm

Vợ
Vợ là thánh chỉ vua ban
Có sao dùng vậy không bàn đúng sai
Quỷ thần chứng cả hai vai
Vợ là thiên tạo trần ai miễn bàn

Tự bạch
Làm thơ nuôi chó chọi gà
Ba trò chơi ấy làm ta bơ phờ
Suốt ngày nửa tỉnh nửa mơ
Trông ai cũng thấy nửa thơ nửa gà

Mặt nạ-mặt thật
Bà mụ đã nặn thành ta
Cuộc đời nặn lại hóa ra thế này
Thợ làm mặt nạ khéo tay
Thua xa mặt thật đời bày khắp nơi

Thay lời tựa
Tôi tu với vợ tại gia
Vợ dài dằng dặc đâu là bến mơ
Khi tình khi ý cùng thơ
Đường trơn gánh thực, gánh hư trĩu đầy
Nằm mơ trên tấm thân gầy
Gánh vàng đi đổ lấp đầy sông mê

Gái quê
Lên tỉnh ai cũng bảo quê
Về làng cả xóm lại chê thị thành
Xót xa thân phận, thôi đành
Nửa quê nửa tỉnh chòng chành thân em

Hoa cau thơm ngát hương cau
Chúng mình mơ đổi thành nhau làm gì

Thực hư
Kinh đeo ngay trước mắt mình
Nhiều khi vẫn cứ đi tìm loay hoay
Cửa đời chìa khóa cầm tay
Mà sao vẫn cứ loay hoay đi tìm

Bụt nhà
Phải đi đến tận biển xa
Mới thấy cái đẹp ao nhà của ta
Phải đi lễ chùa đủ xa
Mới thấy được bụt chùa nhà rất thiêng


About these ads

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

Một bài thơ về mùa xuân của NT Việt Phương



BBBĐang là mùa xuân của đất trời. Xin chép lại một bài thơ viết về mùa xuân của Nhà Nghiên cứu, Nhà thơ Việt Phương trong tập thơ "Cửa đã mở" do NXB Thanh niên xuất bản năm 2007.( Tập thơ "Cửa mở" NXB Văn học xuất bản năm 1970. Tái bản năm 1989).

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

"Tuyên ngôn" 8/3 (chế tếu)


BBB- Thế là chỉ còn chưa đầy 48 giờ nữa là đến Ngày 8/3. Một ngày có ý nghĩa lịch sử của phụ nữ trên toàn thế giới.
Là ngày vui cho tất cả mọi người (cả nam và nữ). Nhưng tất nhiên, nam giới không được chúc mừng trong ngày này. Tôi thấy từ xưa đến nay, hình như

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

AI "trên" AI?

BBB Đợt Góp ý kiến sửa đổi hiến pháp đến nay hình như đang bước vào giai đoạn quan trọng và bộc lộ khá rõ nét chính kiến của "nhiều bên". Để cho gọn tôi tạm qui vào thành "2 lề".  Một lề bảo vệ "luận điểm" của Ban Dự thảo HP,