Câu chuyện không mới, nhưng có nhiều dẫn chứng rất cụ thể và có tính thuyết phục cao.
Đúng là: "Nhìn người lại nghĩ đến ta....". Tôi thấy GS Chu Hảo khi được hỏi về "văn hoá đọc" của ta hiện nay, Anh Chu Hảo đã dùng 2 từ ngắn gọn và chính xác là "ĐAU LÒNG".
Bài viết này đã gợi mở những điều rất cần để suy ngẫm ... Làm sao để có thể đưa "văn hoá đoc" ở ta học tập và theo kịp được bạn bè; vì chính điều này sẽ góp phần quan trọng để nước ta trở thành một nước văn minh và giàu mạnh.
Thứ Tư, ngày 15 tháng 1 năm 2014
Ngẫm về “tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái
ĐÌNH QUANG
Giới trọc phú chuộng tủ rượu để khoe mẽ hơn là tủ sách để thể hiện sự hiểu biết.
Câu
chuyện về “tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái, cho
thấy sự khác nhau về “văn hóa đọc” của hai dân tộc cách xa nhau cả về
địa lý lẫn khoảng cách văn minh.
Câu chuyện về cái “tủ sách” và cái “tủ rượu”
Hôm rồi tôi có dịp ghé nhà một ông tá hải quân cùng quê chơi. Ông hiện phụ trách quân lực của cả một vùng.
Ông vừa cất
xong ngôi biệt thự và sắm xe hơi mới. Bước vào phòng khách ngôi nhà, ập
vào mắt tôi chính là chiếc tủ rượu hoành tráng choán gần nửa bức tường
chính diện.
Thôi thì đủ
thương hiệu rượu danh tiếng: từ Chivas, Hennessy, Napoleon, Johnnie
Walker cho tới Vodka xịn tận bên Nga… được gia chủ bày khá ngay ngắn
trên kệ.
Ông đi giới
thiệu cho chúng tôi xuất xứ từng chai rượu: chai này thằng bạn đi nước
ngoài về tặng, chai kia đồng nghiệp cho, chai nọ do cấp dưới biếu với
giọng khá hào hứng cũng như thể hiện sự am hiểu về rượu ngoại.
Sau khi dẫn
chúng tôi đi tham quan quanh khuôn viên nhà, cùng với mấy câu chuyện hỏi
thăm nhạt thếch, ông tá nhanh chóng nhập sòng oánh “phỏm” với mấy
“thằng đệ”.
Trong lúc mấy vị đang say sưa sát phạt, chúng tôi cũng đang ngó nghiêng thứ này thứ kia của căn nhà thì xảy ra một chuyện.
Thằng con đầu
tầm 8 tuổi của ông, tranh thủ lúc mọi người trong nhà đang tập trung
chuyên môn, lén vào phòng lục túi bố nó lấy mấy tờ 500 ngàn và bị bà nội
tóm cổ xách ra báo với phụ huynh.
Một điều khiến chúng tôi khá bất ngờ, đó là lòng “vị tha” của quý phụ huynh.
Ông chỉ đánh nó
mấy cái nhè nhẹ (chắc sợ thằng bé đau) và mắng nó mấy câu quen thuộc
rồi lại tiếp tục lao vào sòng, cách xử lý của ông khiến tôi có lý do để
tin thằng bé thực hiện hành động này không phải lần đầu và chắc chắn
không bao giờ là lần cuối.
Câu chuyện thứ
hai tôi muốn đề cập với các bạn thói quen đọc sách của người Do Thái.
“Trong mỗi gia đình Do Thái luôn luôn có 1 tủ sách được truyền từ đời
này sang đời khác. Tủ sách phải được đặt ở vị trí đầu giường để trẻ nhỏ
dễ nhìn, dễ thấy từ khi còn nằm nôi.
Để sách hấp dẫn
trẻ, phụ huynh Do Thái thường nhỏ nước hoa lên sách để tạo mùi hương
cho các em chú ý”. (Theo bài viết “Người Việt ít đọc sách: Cần những
chính sách để thay đổi toàn diện” của tác giả Nguyễn Hương đăng trên
trang tin điện tử Cinet.com của Bộ VH-TT-DL).
“Mặc dù chỉ có 8
triệu dân nhưng ở Israel có tới hơn 1.000 thư viện công cộng với nhiều
sách quý. Bên cạnh việc hình thành, xây dựng thói quen đọc sách từ khi
nằm nôi cho trẻ nhỏ, người Do Thái hiện vẫn sử dụng hình ảnh con lừa thồ
sách để dạy các con mình: Nếu chỉ dừng ở việc đọc mà không biết ứng
dụng thì trí tuệ đó cũng chỉ là trí tuệ chết. Và để có thể ứng dụng, trẻ
em Do Thái không ngừng đọc sách và tích lũy kiến thức từ nhiều ngành,
lĩnh vực khác nhau.”
Đó là hai câu
chuyện về “tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái, hay
nói khác hơn là câu chuyện về “văn hóa đọc” của hai dân tộc cách xa nhau
cả về địa lý lẫn khoảng cách văn minh.
Mối tương quan giữa “văn hóa đọc” và sự phát triển
Trong một lần
nói chuyện với Giáo sư Chu Hảo, một học giả gạo cội của Việt Nam và đang
là Giám đốc Nhà Xuất bản Tri Thức, tôi đưa ra câu hỏi: “Trên cương vị
một học giả và một người làm sách, ông có cảm nhận như thế nào khi người
Việt hiện đang chuộng chưng ‘tủ rượu” hơn là ‘tủ sách’ cũng như xin ông
cho nhận xét về văn hóa đọc của người Việt hiện nay?”
Giáo sư trả
lời: “Đó là tư duy của "trọc phú" - ham chuộng vật chất, khoe mẽ hơn là
hiểu biết, tri thức,” về văn hóa đọc của người Việt, ông nhấn mạnh hai
chữ “đau lòng”.
Ở các nước Âu -
Mỹ, lấy ví dụ ở Pháp hiện nay, trung bình một người dân Pháp đọc tới 20
cuốn sách/năm, đối với người dân sống ở thành phố, tầng lớp tri thức,
con số đó lên tới 30-50 cuốn/ năm (Nguyễn Hương, bài “Người Việt ít đọc
sách: Cần những chính sách để thay đổi toàn diện”).
Ở Nhật, ngay từ thời Cải cách Minh Trị, chỉ với 30 triệu dân mà tiêu thụ tới hàng trăm ngàn cuốn sách dạng tinh hoa, “khó nhằn”.
Ở một quốc gia
gần hơn trong cộng đồng ASEAN, đó là Malaysia, số lượng sách được đọc
trên đầu người là 10-20 cuốn/người/năm (2012, số liệu từ ông Trần Trọng
Thành, công ty sách điện tử Aleeza).
Và ở Việt Nam,
theo con số do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công bố ngày 12/04/2013
ngay trước thềm sự kiện “Ngày hội Sách và Văn hóa Đọc”, số lượng sách
một người Việt đọc trong một năm là… 0,8 cuốn, nghĩa là người Việt Nam
đọc chưa đầy 1 cuốn sách trong 1 năm.
Có sự tương
quan rõ ràng giữa văn hóa đọc và sự phát triển của một quốc gia. Với
những con số ở trên, dễ hiểu vì sao nước Pháp lại có một nền kinh tế,
văn hóa và nghệ thuật rạng rỡ như vậy.
Nước Nhật có
thể đứng dậy thần kỳ sau Thế chiến 2 cũng như vươn lên quật khởi sau bao
thiên tai liên miên, hiện đang là nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới với
nền khoa học - công nghệ tiên tiến bậc nhất.
Malaysia đang là ngôi sao mới ở khu vực ASEAN với những chính sách đổi mới và mở cửa đột phá gần đây.
Và người Do
Thái với câu chuyện ở đầu bài, “Một dân tộc 13 triệu dân nhưng sinh ra
gần 40% chủ nhân của các giải Nobel; 1/3 trên tống số các nhà triệu phú
đang sống và làm việc tại Mỹ là người Do Thái; 20% giáo sư tại các
trường đại học hàng đầu hiện nay; 3 nhân vật sau Công nguyên cho đến
hiện tại có tác động lớn nhất đến lịch sử nhân loại là Chúa Jesus, Karl
Marx và Alber Einstein…là người Do Thái.”
Mỗi
người Việt chưa đọc nổi 1 cuốn sách/năm, ai có thể khẳng định không
liên quan đến tình trạng suy thoái toàn diện từ kinh tế, giáo dục, văn
hóa, xã hội cũng như nhân cách con người hiện nay ở Việt Nam?
Thái độ của người trẻ Việt với “văn hóa đọc”
Thế hệ trẻ
chính là những người kế thừa và phát triển, là tương lai của đất nước.
Tuổi trẻ cũng là khoảng đời mà con người có tinh thần học hỏi và sáng
tạo nhất, là thời kì hoàn thiện về chất, vì vậy là thời kì đòi hỏi con
người phải đọc sách nhiều nhất. Với số liệu Bộ VH-TT-DL đưa ra ở trên,
người trẻ Việt hiện đang làm gì?
Tiến sĩ Alan
Phan, người có hơn 25 năm làm việc ở nhiều quốc gia trên thế giới, người
Việt đầu tiên đưa một công ty lên sàn chứng khoán, nhận xét: “Ở các
nước Âu - Mỹ, thời gian rảnh sinh viên họ thường ngồi trước máy tính đọc
tin tức, tìm thông tin hay đọc sách.
Còn sinh viên
Việt Nam, họ đang bận “ngồi đồng” chém gió tại các quán cà phê, trà đá”.
Tại các nước phương Tây hoặc Nhật Bản, hình ảnh chúng ta thường thấy
trên xe buýt, tàu điện ngầm hay ngay cả trên đường phố là hình ảnh các
bạn học sinh, sinh viên say sưa với cuốn sách trên tay.
Mỗi lần theo
dõi các cuộc tranh luận của giới trẻ Việt Nam về các vấn đề “hot” trên
các diễn đàn, mạng xã hội, chúng ta sẽ thấy rõ sự thiếu hiểu biết, thiếu
văn hóa cũng như trình độ… ngụy biện bậc thầy của các bạn trẻ.
Các bạn không
tự trang bị được cho mình một nền tảng kiến thức, tư duy độc lập, lập
luận thuyết phục cũng như kĩ năng, văn hóa tranh biện. Tâm lý bầy đàn
luôn thể hiện rõ nhất ở những sự kiện như vậy. Sự kiện cô bạn trẻ Huyền
Chip và cuốn “Xách ba-lô lên và đi”, một trong những sự kiện nóng và
được giới trẻ tranh luận nhiều nhất trong năm 2013, là một ví dụ điển
hình.
Trước mỗi sự
kiện truyền thông đưa ra, các bạn trẻ không thể phân biệt được đâu là
tin thật, đâu là tin giả, đâu là chiêu PR. Một bộ phận như những con cừu
ngoan ngoãn, họ chỉ biết bám đuôi nhau và gật đầu. Bộ phận còn lại nghe
cái gì cũng kêu “bậy” dù chẳng có dẫn chứng, cơ sở nào để phản biện
lại.
Ai có thể phủ nhận đó không phải là hậu quả của việc lười đọc sách và học hỏi?
Thay lời kết
Câu chuyện về
cái “tủ rượu” của ông tá hải quân trong câu chuyện đầu bài và cái “tủ
sách” của người Do Thái, hay câu chuyện “văn hóa đọc” của người Việt Nam
có mối liên hệ chặt chẽ với khoảng cách phát triển hiện tại giữa chúng
ta với thế giới.
Để đất nước và
con người Việt Nam phát triển về mọi mặt, bền vững, việc đầu tiên là
phải làm sao để “văn hóa đọc” của người Việt lan tỏa và thăng hoa, tạo
thói quen đọc sách và yêu sách. Muốn phát triển như Âu - Mỹ, Nhật hay
người Do Thái, trước hết phải học hỏi văn hóa đọc từ họ.
Phải làm sao
nhà nhà đều có “tủ sách” để tự hào và gieo hạt, chứ không phải là “tủ
rượu” để khoe mẽ vật chất và phô trương cái tư duy trọc phú.
Mọi thay đổi phải bắt đầu từ thế hệ trẻ.
Một bài rất bổ ích, nhận xét về "văn hóa đọc" của VN rất đúng. Thật đáng buồn !
Trả lờiXóaTôi có 2 đứa cháu ngoại, nhân ngày SN và các ngày lễ, ngoài đồ ăn, quần áo, tôi luôn mua tặng sách và bắt phải đọc xong báo cáo nội dung sách. Tôi giám sát rât chặt, nhưng thời gian gần đây hai đứa hơi lơ là đọc do ham vitinh, vì ở nhà trường cũng có chương trình môn vitinh. Đang không biết tới đây ĐỐI PHÓ với chúng như thế nào đây !
Cụ quan tâm giáo dục các cháu về "văn hoá đọc" rất tuyệt vời. Tôi xin học tập.
XóaĐúng là từ việc đối với con trẻ đến việc to nhớn "quốc gia đại sự' không GIÁM SÁT chặt chẽ mà cứ theo kiểu "giám sát" chung chung, hình thức (như của QH, MTTQ ...) thì sẽ chỉ là GIÁM mà không SÁT.và kết quả như mọi người đều thấy....
Trẻ em hiện tại thích đọc chuyện tranh hơn chuyện viết. Khi dẫn cháu đi mua sách, em thấy rất nhiều em nhỏ tranh thủ đọc ngay tại hiệu...nhưng chủ yếu là đọc chuyện tranh. Vấn đề ở đâu? Tại sách kém hay hay tại các cháu?
Trả lờiXóaTheo 3B, về tâm sinh lý thì trẻ nhỏ (HS cấp1) đa số thích chuyện tranh, phim hoạt hình, lớn hơn chúng sẽ thich đọc chuyện viết, xem phim truyện hơn. Miễn là các cháu ham thích xem, đọc những gì bổ ích, phù hợp với lứa tuổi là tốt. (Nhưng đừng để quá ham, đọc suốt ngày và nhìn quá gần hại mắt là được).
XóaViệc hướng đẫn là của người lớn chúng ta; TG ạ).
Cảm ơn bạn, bài rất hay. Tôi xin bạn đem về chia sẻ với các bạn trẻ để họ tự kiểm điểm và ai là cha mẹ thì biết mà khuyến khích con cái đọc sách.
Trả lờiXóaMình cũng nghĩ như Bạn. Khi ở nước ta có "văn hoá đọc" như các nước trên thì mọi mặt sẽ phát triển rất nhanh.
XóaTheo mình ở trong gia đình, bản thân chúng ta tuy tuổi cao, mắt kém vẫn cần có "văn hoá đoc" cho phù hợp sức khoẻ và động viên con cháu. Nhưng Nhà nước và toàn Xã hội cũng cần coi trọng và có chính sách, việc làm cụ thể và mạnh mẽ thì mới mong thế hệ sau sẽ sánh vai được với các nước về "Văn hoá đọc" và trình độ dân trí nói chung.
Trung HẢI hay đưa những vấn đề mà xã hội quan tâm làm tôi nhiều khi bức xúc rồi nói bậy (thuôc hang vô vă hóa ).Nhăn đây thành that xin lỗi TH và các bạn trước .Xã hôi VN hiện nay suy đồi tới độ hết số đếm rồi . Tất cả là do những người lãnh đạo ngu dót ,bảo thủ mà ra !. Người ta chỉ lo cái văn hóa phong bì đút lót sao cho quan trên chú ý và sao cho kín .Nói đến TỦ RƯỢU ,tôi nhớ thời bao cấp còn ở HN ,DO Ở GẦN ÔNG QUAN TO( Ở HỘI TA) ,P B NGẠN , CÁT HỒ và tôi đến chơi ,quan ta chỉ lên tủ rượu khoe : chai này ANH V T DŨNG cho ,chai kia A NH L Đ THỌ cho ....tôi không nhớ hết , quan khoe với vẻ đầy hãnh diện nhung không mời các bạn nhấm nháp . Nói đến chuyện tủ sách ,các bạn để ý I vị nguyên TBT ĐẢNG ,thời tại chức cũng như lúc nghỉ hưu đi đâu cũng mang theo tập sách dày cộm ,báo chí nịnh bảo đc ham đọc sách ,rảnh là đọc .Tôi nghĩ ngài vốn là 1 anh phó cối , cầm sách cho oai chứ có đọc cũng " đếch " hiểu .Nhiều chuyện lắm ,kể sao cho hết, buồn thay cho đất nước này !
Trả lờiXóaMình hay quan tâm đến những vấn đề (mà như có 1 số bạn khuyên là già rồi, đừng nói "chuyện ấy" cho đau đầu, để cho bọn trẻ, bọn đương chức nó "mần". Ta hưu rồi nên cứ theo "học thuyết MAKÊNO"). Mình không phản đối nhưng không thể "vô cảm" nên cứ lôi về những "vấn đê" như trên và "vô tình" làm Cụ bức xúc.
XóaTôi nhớ khi sinh thời cụ Tiến Nguyên (K5 Cu Lờ) hay nói với bạn bè: "Các cậu nếu thấy BỨC XÚC (không chịu được) thì đi "giải quyết" ngay. Nên nhớ không bao giờ để mình bị bức xúc..Rất hại sức khoẻ".
Tôi xin Đồng hương DK nghe lời khuyên của Cụ TN. Khi đọc mà bức xúc thì giả quyết ngay nhé.
Dĩ nhiên ở cái thời kinh tế thị trường này, văn hóa kiếm tiền là dòng chảy chính còn "văn hóa đọc" thì đìu hưu như ngọn gió đông. Không hiểu bạn bè mình thế nào chứ tôi thì còn HAM ĐỌC lắm, đọc đủ mọi loại sách trên đời, ấy vậy mà khi gặp cụ H Hùng thì cụ chỉ cho một câu ngắn gon " cậu còn ham cái thứ khác hơn ham đọc nhiều", nghe vậy tôi cũng đành ngậm ngui va tự hỏi : không biết mình còn ham cái gì hơn là ham đọc sách nhỉ ?
Trả lờiXóaCái chuyện "GHÉT ĐỌC"ở ta, Cụ Lý "đổ lỗi" cho KTTT là hơi bị oan đấy!.
XóaThế ở Israel, Pháp, Nhật, Malayxia.... chả là KTTT thì là cái gì, mà họ vẫn "YÊU ĐỌC" thế. Có lẽ ở ta "văn hoá đoc" ĐÌU HIU (như Cụ nhận xét) và "ĐAU LÒNG" ( như cụ Chu Hảo nói) theo mình nguyên nhân chính và sâu xa, không phải tại "cái thằng KTTT".
Đề tài này còn dài dài, ta tạm dừng vì còn nhiều cái ham mê ngoài đọc như làm thơ, chơi đàn, xem bóng đá... Cụ Lý nhẩy!.
Cụ Ba rinh về một bài viết hay tuyệt.Tôi xin cung cấp thêm vài con số. Năm vừa qua người Việt uống hơn hai tỷ lít bia rượu; vào loại nhiều nhất Châu Á. Còn về sách thì hầu hết các nhà xuất bản đều lỗ vì không tiêu thụ được các ấn phẩm tử tế, chỉ bán được sách tranh bạo lực, kiếm hiệp, tình yêu tình dục v.v. Đến nỗi Ban lãnh đạo nhiều NXB cùng ký đơn gửi lên trên xin giảm tiền thuê nhà làm trụ sở ! Về báo lại càng đáng buồn. Xin các Cụ để ý, trên mỗi chiếc bàn của các vị quan đều chất đầy các loại báo chính thống; nhưng họ không có thời gian đọc( hay không muốn đọc, không quen đọc, không cần đọc v.v. ? ) Vậy là mang bán cho chè chai lông vịt cả bó còn nguyên đai nguyên kiện ! Bài viết đã chỉ ra chính xác một hiện tượng đáng buồn đáng xấu hổ trong xã hội ta hiện nay; nhưng có lẽ cần đi sâu hơn chút đỉnh : tìm ra nguyên nhân của tình trạng trên. Nhiều Cụ làng ta đã vạch ra, rất trúng, rất sắc .. Mỗ tôi xin nếu lên một ý : Thể chế này không khuyến khích tư duy sáng tạo để tìm tòi cái mới ; do đó không thể có sản phẩm trí tuệ sáng tạo - tức không có những cuốn sách đem lại cho người đọc những hiểu biết mới,bổ ích. Người ta chỉ duyệt in những cuốn sách minh họa ý trời ! Do đó tạo ra tư duy bầy đàn cũng là dễ hiểu...
Trả lờiXóaLâu nay vắng bóng Cụ Kyvinhhung , nên Làng cứ hỏi Mõ là "Kỳ Tiên sinh" đang mê mẩn theo đuổi "bóng cây Kơ-nia" nào, hay bận bịu việc gì mà lãng quên Blog?.
XóaMõ tôi chịu, không trả lời được.
Hôm nay mừng quá, được Cụ ghé thăm và cho vài nhời rất chí lý. Tôi xưa nay vẫn đồng thuận cao với Cụ.
Mong Cụ "Vui duyên mới, không quên Blog" nhá! (Tất nhiên "duyên" của Cụ tôi nói ở đây đã để trong "ngoặc kép"; khác trường hợp của cụ "Tỷ phú hồn nhiên", nên chẳng may Bà Xã của Cụ có đọc cũng không sợ. Cụ Kyvi nhá, nhá, nhá!.
tôi cũng thuộc loại ham sách hơn ham rượu .mõi lần về Vn nam chơi ,ngày nào tôi cũng tạt vào hiệu sách ở TRÀNG TIỀN và cá cửa hiệu sách tư nhân phố NGUYỄN XÍ.điều thú vị là có đủ loại sách để mình chọn đọc.ngày trước có sách phải ra xếp hàng sớm ,họ chỉ bán độ hơn chục cuốn là hết rồi.Ở VN điều khác các nước là vào hiệu sách được đọc tự do suốt buổi ,ko cần phải mua.Hai lần về nước tôi cũng tha đi được vài chục kilo sách.Lần này đi sang mang thừa mấy kí sách bị để lại ,các cháu gửi sang mà mấy tháng rồi chưa đến nơi.nghe nói có cuốn" NGUYÊN KHÍ " của nhà văn HOÀNG MINH TƯỜNG rất hấp dẫn ,chuẩn bị xuất bản ở nhà xuất bản TRI THỨC của anh CHU HẢO nhưng lại có lệnh miệng ko cho in ,thật là buồn .văn hóa đọc ở VN cũng khác người thật là buồn! cám ơn cụ 3B đã có bài đăng rất hay .Ta phải học người ISRAEL về moi mặt!
Trả lờiXóaTừ xưa mình đã biết "Tửu lượng", " Bia lượng" của NT kém, nhưng "SÁCH lượng" của Cậu thì rất cạo.
XóaMình cũng rất ham đọc. Vớ được quyển nào hay là đọc quên cả ăn, cả ngủ, ....
Bây giờ ngoài sách, bài viết hay, có ích còn rất nhiều xuất bản phẩm dở, và rất dở (không thể chấp nhận được). Đối với bọn mình thì không khó nhận ra; Nhưng đối với các cháu rất cần sự hướng dẫn để chúng lựa chọn.Vì đọc cũng là "con dao hai lưỡi".
Văn hóa "đọc" ngày nay cũng có điều khác trước đây. Trước chỉ thuần túy đọc sách. Bây giờ nhiều điều đọc trên máy tính nên đọc trên sách in có phần ít đi. Có một thực tế: có các sách "cấm" thì mọi người lại chú ý tìm đọc hơn kể cả "lùng" mua dầu có đắt! Thế nhưng có những thứ gần như "cần" thì chẳng ai "thiết", ví dụ đã rất rất nhiều năm rồi tôi không cầm lấy một tờ báo Nhân Dân ! Mà đúng ra các sạp báo cũng chẳng có bày bán vì ,,, chẳng ai mua !
Trả lờiXóaTình trạng xuất bản phẩm hiện nay, gần đúng như: "CÁI MỌI NGƯỜI CẦN, THÌ CÓC CÓ. CÁI HỌ CÓ THÌ MỌI NGƯỜI CÓC CẦN". Đành chấp nhận, đừng bức xúc mà hại SK Cụ ạ.
XóaĐúng là ở nước ta ,hầu hết các gia đình chỉ có tủ rượu trong phòng khách,nhà mình có tới 3 tủ sách nhưng cứ mỗi lần chuyển nhà thì tủ sách cứ vơi dần vì nhiều sách không thích hợp với mọi người trong gia đình nên mình đã cho những người cần nó hơn,những sách còn lại đều quý ,mình không muốn để ở nơi ai cũng dễ thấy vì nhiều người mượn không bao giờ trả.
Trả lờiXóaNgày xưa có nhiều sách quí và cũng hiếm, mà người ham mê đọc sách lại nhiều, nên mới có nhiều người mượn, MG ạ
XóaNgày nay thì khác hẳn. Vì thế người ta mới mong " BAO GIỜ CHO ĐẾN NGÀY XƯA"
THỜI CỦA CHÚNG MÌNH văn hóa đọc thịnh hành .Ai cũng ham đọc sách cũng có những tác phẩm "gối đầu giường " và định hướng cuộc đời mình theo gương các nhân vật mà mình yêu quý. Sách thời ấy thường mang tính giáo dục ,nhân văn cao ,có lẽ một phần nhờ sách mà thế hệ đó đã làm nên lịch sử chống Mỹ ?Cả một quãng thời gian quá dài mấy chục năm qua người ta quên tới định hướng cho xuất bản,Sách "nhảm nhí " tràn lan,văn hóa đọc xuống cấp trầm trong,bây gời khơi gợi lại thật khó khăn.Năm nay báo Tuổi Trẻ đang đưa chuyên đề :Cuốn sách làm thay dổi cuộc đòi tôi.Không biết thế hệ trẻ sẽ tiếp thu đến đâu ?
Trả lờiXóaKhi "Xã hội xuống cấp toàn diện" như thế này thì chưa mong gì Văn hoá đọc "đi lên" ngay được. Nếu "người cầm cân nấy mực" mà "định hướng" không chuẩn thì "mọi chuyện" sẽ rối mù lên như chui vào rừng rậm.
Xóa