Chỉ số hạnh phúc cao dẫn tới khó có động lực đổi mới
Dương Quốc Việt |
Văn
hóa người Việt chú trọng sự tồn tại hơn là đổi mới và phát triển. Để
thay đổi chúng ta cần một thể chế mạnh hướng mọi nguồn lực xã hội vào
cuộc cạnh tranh không ngừng nghỉ, mà ở đó sự tồn tại phải đồng nghĩa với
phát triển tiến bộ.
Trong
thực tế cuộc sống, đã có không ít những nhầm lẫn của những người ngoài
cuộc, khi đánh giá một cá nhân nào đó hạnh phúc hay bất hạnh, mãn nguyện
hay bất đắc chí. Suy cho cùng thước đo cho những tiêu chí này là thuộc
về chủ quan của mỗi cá nhân, không ai “cảm thấy” thay họ được!
Một anh bạn của tôi kể lại rằng, ngày học phổ thông, anh được học hai người thầy, một thầy dạy môn Ngoại ngữ và một thầy dạy môn Vật lý, đều là những người giỏi nghề-uyên thâm, tâm huyết, mẫu mực và rất thương yêu học sinh! Các thầy chia sẻ với anh rằng họ cảm thấy thương và đáng tiếc cho lũ học trò đa phần đói rét, thiếu thốn, đã thế lại không có chí tu dưỡng học hành, cứ nhơn nhơn trong sự biếng lười học tập… Nhưng oái oăm thay, cả hai thầy đều bị những học sinh đó phản ánh rất tồi tệ lên ban giám hiệu nhà trường! Bạn sẽ hỏi tại sao ư? Đơn giản, chỉ vì họ là những học trò yếu kém, luôn mang tâm lý đối phó trước chuyện học hành, với nhận thức được trưởng thành từ các phong trào bề nổi tập thể, những tuyên truyền được khuếch đại qua truyền thông và các đoàn thể thời chiến-anh giải thích như vậy. Vì thế những ông thầy nghiêm túc, lịch lãm, mang dáng vẻ trí thức, có óc phê phán, hay những anh chàng mải mê suy tư, học hành, không ưa những hoạt động hình thức, đều bị họ nhìn như những kẻ chậm tiến, thiếu “sôi nổi”, có vẻ như “không có chí tiến thủ”! Anh kể tiếp, cũng những con người đó, sau nhiều năm gặp lại, họ đều rất mãn nguyện về sự thành đạt và hạnh phúc của mình. Hạnh phúc của họ là đời sống no đủ, không còn đói rét như xưa, và thành đạt chính là việc trở thành những vị quan chức nhà nước. Với họ những giá trị khác như sáng tạo khoa học hay thưởng thức văn học nghệ thuật đều rất xa lạ. Họ dường như vô cảm trước những vấn đề bức xúc về chính trị xã hội. lúc nào ở họ cũng toát lên sự tự hào, mãn nguyện! Họ toại nguyện trên nền tảng văn hóa chỉ thuần túy hướng tới sự tồn tại, một thứ văn hóa đã dẫn đến làm tê liệt óc tự phê phán!
Những người thầy của anh bạn tôi có lẽ đã nhầm rồi chăng khi ngày ấy thương những trò đó đói rét mà không chịu khó học hành tu dưỡng, trong khi bản thân họ thì tự thỏa mãn và không cần cái tình thương ấy, thậm chí có thể họ coi đó là bị xúc phạm (!?) Biết đâu bây giờ nếu các thày gặp lại và tiếp tục xót xa cho sự dốt nát, vô cảm của trò cũ, thì biết đâu chính các thày lại bị trò chê cười vì sự “chậm tiến”, vì rằng các thày mãi vẫn không chịu nhận ra, thừa nhận khả năng và giá trị của họ.
Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ những con người luôn có “chỉ số tự hài lòng về cuộc sống” cao như thế sẽ rất ngại đổi mới, và sự phát triển của một quốc gia hay một tập thể nơi họ chiếm số đông sẽ vô cùng trì trệ. Một “hệ kín” chỉ lo đến sự tồn tại và cân bằng sẽ không có chỗ cho đổi mới và phát triển! Trong kinh tế hệ kín dẫn tới sự khấu hao, trong nhiệt động học là sự chết nhiệt, còn trong xã hội thì đó là sự suy tàn… Ở nước ta, lâu nay tình trạng chết nhiệt tồn tại phổ biến trong nhiều ngành, nhất là trong nhiều tổ chức của nhà nước, bởi chúng cũng như một hệ kín, nơi sự tự điều chỉnh của mỗi cá nhân và tổ chức chỉ thuần túy hướng đến một sự cân bằng- ổn định nội tại, và ở đó chắc hẳn “chỉ số tự hài lòng về cuộc sống” của các thành viên thường khá là cao(!)
Đa phần người Việt cho đến hôm nay, vẫn chưa có nhiều điều kiện trải nghiệm và nhận thức đầy đủ về sự phong phú của các giá trị sống, vì thế mà họ được hưởng “chỉ số tự hài lòng về cuộc sống“cao! Mà hệ quả của nó, là khó tự ý thức được tính cấp thiết của phát triển và đổi mới! Và thật ái ngại cho cái cảnh “nhân danh thanh bình, cứ gậm cỏ đi thôi“, mà Alexander Sergeyevich Pushkin (1799-1837) đã mô tả trong một bài thơ nổi tiếng “Người gieo giống tự do trên đồng vắng” của ông. Nhu cầu phát triển và đổi mới thực sự, hình như vẫn chỉ nằm trong một bộ phận rất nhỏ của xã hội! Chúng ta hình như đang thiếu hụt một cú hích, một yếu tố văn hóa nào đó!?
Sách xưa đã từng viết rằng:“Một người nông dân từ bỏ một mái lều tranh, còn khó hơn một nhà tư sản từ bỏ một lâu đài!” Đó phải chăng vì người nông dân này mới chỉ lo đến sự tồn tại, còn nhà tư sản kia thì lo đến sự phát triển. Nhà nghiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn cho rằng “Nếu bảo rằng mỗi xã hội tồn tại được đều có nền văn hóa của mình thì phải nói thêm ở ta đó là thứ văn hóa để tồn tại chứ không phải văn hóa để phát triển” (Vương Trí Nhàn: “Chỉ phát triển khi biết tự phê phán”-TBKTSG-11/2/2016).
Chúng ta đang trên đường hội nhập sâu rộng với thế giới, đó là một trong những yếu tố rất quan trọng tạo điều kiện cho sự phát triển và đổi mới! Nhưng quan trọng hơn tất cả chính là nội lực của chúng ta. Một trong những yếu tố kìm hãm chúng ta trong suốt chiều dài lịch sử, chính là cái văn hóa chỉ để tồn tại! Bây giờ muốn đổi mới và hội nhập thành công, chúng ta cần phải hướng tới một nền văn hóa để phát triển! Và sự cải biến này cần phải được bắt đầu từ các tổ chức, các tầng lớp ưu tú trong xã hội, cũng như cần thấm sâu vào các nhà trường-nơi đào tạo ra những con người của thời đại mới! Cuối cùng chúng ta cần phải có một thể chế mạnh, để hướng mọi nguồn lực của xã hội vào một cuộc cạnh tranh không ngừng nghỉ, mà ở đó sự tồn tại phải đồng nghĩa với sự phát triển và tiến bộ. Cũng từ đó tự khắc văn hóa vì sự tồn tại của người Việt, sẽ được dần chuyển sang văn hóa vì sự phát triển!
Một anh bạn của tôi kể lại rằng, ngày học phổ thông, anh được học hai người thầy, một thầy dạy môn Ngoại ngữ và một thầy dạy môn Vật lý, đều là những người giỏi nghề-uyên thâm, tâm huyết, mẫu mực và rất thương yêu học sinh! Các thầy chia sẻ với anh rằng họ cảm thấy thương và đáng tiếc cho lũ học trò đa phần đói rét, thiếu thốn, đã thế lại không có chí tu dưỡng học hành, cứ nhơn nhơn trong sự biếng lười học tập… Nhưng oái oăm thay, cả hai thầy đều bị những học sinh đó phản ánh rất tồi tệ lên ban giám hiệu nhà trường! Bạn sẽ hỏi tại sao ư? Đơn giản, chỉ vì họ là những học trò yếu kém, luôn mang tâm lý đối phó trước chuyện học hành, với nhận thức được trưởng thành từ các phong trào bề nổi tập thể, những tuyên truyền được khuếch đại qua truyền thông và các đoàn thể thời chiến-anh giải thích như vậy. Vì thế những ông thầy nghiêm túc, lịch lãm, mang dáng vẻ trí thức, có óc phê phán, hay những anh chàng mải mê suy tư, học hành, không ưa những hoạt động hình thức, đều bị họ nhìn như những kẻ chậm tiến, thiếu “sôi nổi”, có vẻ như “không có chí tiến thủ”! Anh kể tiếp, cũng những con người đó, sau nhiều năm gặp lại, họ đều rất mãn nguyện về sự thành đạt và hạnh phúc của mình. Hạnh phúc của họ là đời sống no đủ, không còn đói rét như xưa, và thành đạt chính là việc trở thành những vị quan chức nhà nước. Với họ những giá trị khác như sáng tạo khoa học hay thưởng thức văn học nghệ thuật đều rất xa lạ. Họ dường như vô cảm trước những vấn đề bức xúc về chính trị xã hội. lúc nào ở họ cũng toát lên sự tự hào, mãn nguyện! Họ toại nguyện trên nền tảng văn hóa chỉ thuần túy hướng tới sự tồn tại, một thứ văn hóa đã dẫn đến làm tê liệt óc tự phê phán!
Những người thầy của anh bạn tôi có lẽ đã nhầm rồi chăng khi ngày ấy thương những trò đó đói rét mà không chịu khó học hành tu dưỡng, trong khi bản thân họ thì tự thỏa mãn và không cần cái tình thương ấy, thậm chí có thể họ coi đó là bị xúc phạm (!?) Biết đâu bây giờ nếu các thày gặp lại và tiếp tục xót xa cho sự dốt nát, vô cảm của trò cũ, thì biết đâu chính các thày lại bị trò chê cười vì sự “chậm tiến”, vì rằng các thày mãi vẫn không chịu nhận ra, thừa nhận khả năng và giá trị của họ.
Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ những con người luôn có “chỉ số tự hài lòng về cuộc sống” cao như thế sẽ rất ngại đổi mới, và sự phát triển của một quốc gia hay một tập thể nơi họ chiếm số đông sẽ vô cùng trì trệ. Một “hệ kín” chỉ lo đến sự tồn tại và cân bằng sẽ không có chỗ cho đổi mới và phát triển! Trong kinh tế hệ kín dẫn tới sự khấu hao, trong nhiệt động học là sự chết nhiệt, còn trong xã hội thì đó là sự suy tàn… Ở nước ta, lâu nay tình trạng chết nhiệt tồn tại phổ biến trong nhiều ngành, nhất là trong nhiều tổ chức của nhà nước, bởi chúng cũng như một hệ kín, nơi sự tự điều chỉnh của mỗi cá nhân và tổ chức chỉ thuần túy hướng đến một sự cân bằng- ổn định nội tại, và ở đó chắc hẳn “chỉ số tự hài lòng về cuộc sống” của các thành viên thường khá là cao(!)
Đa phần người Việt cho đến hôm nay, vẫn chưa có nhiều điều kiện trải nghiệm và nhận thức đầy đủ về sự phong phú của các giá trị sống, vì thế mà họ được hưởng “chỉ số tự hài lòng về cuộc sống“cao! Mà hệ quả của nó, là khó tự ý thức được tính cấp thiết của phát triển và đổi mới! Và thật ái ngại cho cái cảnh “nhân danh thanh bình, cứ gậm cỏ đi thôi“, mà Alexander Sergeyevich Pushkin (1799-1837) đã mô tả trong một bài thơ nổi tiếng “Người gieo giống tự do trên đồng vắng” của ông. Nhu cầu phát triển và đổi mới thực sự, hình như vẫn chỉ nằm trong một bộ phận rất nhỏ của xã hội! Chúng ta hình như đang thiếu hụt một cú hích, một yếu tố văn hóa nào đó!?
Sách xưa đã từng viết rằng:“Một người nông dân từ bỏ một mái lều tranh, còn khó hơn một nhà tư sản từ bỏ một lâu đài!” Đó phải chăng vì người nông dân này mới chỉ lo đến sự tồn tại, còn nhà tư sản kia thì lo đến sự phát triển. Nhà nghiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn cho rằng “Nếu bảo rằng mỗi xã hội tồn tại được đều có nền văn hóa của mình thì phải nói thêm ở ta đó là thứ văn hóa để tồn tại chứ không phải văn hóa để phát triển” (Vương Trí Nhàn: “Chỉ phát triển khi biết tự phê phán”-TBKTSG-11/2/2016).
Chúng ta đang trên đường hội nhập sâu rộng với thế giới, đó là một trong những yếu tố rất quan trọng tạo điều kiện cho sự phát triển và đổi mới! Nhưng quan trọng hơn tất cả chính là nội lực của chúng ta. Một trong những yếu tố kìm hãm chúng ta trong suốt chiều dài lịch sử, chính là cái văn hóa chỉ để tồn tại! Bây giờ muốn đổi mới và hội nhập thành công, chúng ta cần phải hướng tới một nền văn hóa để phát triển! Và sự cải biến này cần phải được bắt đầu từ các tổ chức, các tầng lớp ưu tú trong xã hội, cũng như cần thấm sâu vào các nhà trường-nơi đào tạo ra những con người của thời đại mới! Cuối cùng chúng ta cần phải có một thể chế mạnh, để hướng mọi nguồn lực của xã hội vào một cuộc cạnh tranh không ngừng nghỉ, mà ở đó sự tồn tại phải đồng nghĩa với sự phát triển và tiến bộ. Cũng từ đó tự khắc văn hóa vì sự tồn tại của người Việt, sẽ được dần chuyển sang văn hóa vì sự phát triển!
Em nghĩ có lẽ tác giả nói đúng. Hầu như mọi sự trên thế giới phát triển được đều nhờ vào sư đổi mới, phát minh...trong kinh tế là sự cạnh tranh...
Trả lờiXóaBài này rất hay và rất đúng, nhưng những người hiểu được và không hài lòng với sự chỉ tồn tại, không chịu phát triển của đất nước như hiện nay có nhiều hơn những người đang tự hài lòng với cuộc sống hiện tại?. Thời kỳ quá độ của đất nước chúng ta kéo quá dài, các nước láng giền của chúng ta chỉ sau 20-25 năm họ đã đổi mới hoàn toàn, còn chúng ta đã hơn 40 năm thống nhất đất nước mà vẫn ì ạch, đáng buồn!!!
Trả lờiXóa