BBB- Vừa qua "đề tài Giáo dục" lại sôi động trên diễn đàn QH và ngoài xã hội.
Về chuyện ấy mọi người đã nghe và đọc nhiều.
Giáo dục là vấn đề rất lớn , rất quan trọng, rất phức tạp và có khi lại rất rất ... đau đầu.
Để góp phần "thư giãn lành mạnh" tôi tải về bài dưới đây có "liên quan đến Giáo dục".
Xin mời Làng.
15-04-2014
Đề Văn “mở” hài hước của giáo sư toán Văn Như Cương
T. Hằng
Theo Gia đình. net
Theo Gia đình. net
Giáo sư Toán ra đề văn |
Trên trang cá nhân, PGS.Văn Như Cương - Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế
Vinh (Hà Nội) vừa cho đăng tải một đề thi “lạ lùng”, nhưng theo hướng
“đề mở”. Trích dẫn câu nói của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT về việc thay đổi
cấu trúc đề thi Văn, các câu hỏi và cách trả lời “đề mở” vừa hài hước,
vừa chứa đựng ẩn ý chua chát về chuyện ra đề thi môn Văn trong kỳ thi
tốt nghiệp THPT sắp tới.
Đề: “Trước những lo sợ về việc ra đề theo kiểu mới sẽ
khiến đa phần giáo viên không đủ năng lực chấm được bài văn của học
trò, ông Hiển (Thứ trưởng Bộ GD&ĐT) ví von: “Qua sông thì phải luỵ
đò, chưa qua đã sợ có ngày chết oan” … “Giáo viên chưa biết ra đề, chấm
đề mở thì sẽ tập huấn, bồi dưỡng để quen dần. Chấm không chính xác nhưng
tiếp cận mục tiêu còn hơn chấm chính xác mà xa rời mục tiêu” - ông Hiển
nhấn mạnh yêu cầu đối với việc kiểm tra, đánh giá môn ngữ văn.” (Nguồn:
VietnamNet)
Trả lời các câu hỏi :
1 - Đoạn văn trên thuộc thể loại gì ?
Trả lời: Thể loại văn báo chí, thông tin.
2 - Câu ví von “Qua sông………chết oan” có phải là
thơ lục bát hay không ? Anh /chị hãy sửa một vài từ để nó trở thành câu
thơ lục bát mà không thay đổi nguyên ý.
Trả lời: Đó không phải là thơ “lục bát” !
(có thể là thơ “lục nồi” chăng ?). Có thể sửa: Qua sông thì phải lụy đò
, Chưa qua đã sợ thì cho chết liền.
3 - Trong câu ví von trên, cái gì được ví với “sông”, cái gì được ví với “đò”, điều gì được ví với “chết oan”?
- Trả lời: “Kỳ thi” được ví với “sông”, “đề thi” được ví với “đò”, “trượt thi” được ví với “chết oan”.
4 - Anh/chị hiểu câu “chấm không chính xác nhưng tiếp cận mục tiêu” như thế nào? Cái gì tiếp cận mục tiêu?
- Trả lời: Mục tiêu là bao nhiêu phần trăm thi đỗ! Vậy chấm không chính xác cũng tốt, miễn là bảo đảm được X% tốt nghiệp.
5 - Hãy tìm trong văn bản một câu có cấu trúc so sánh và bình luận ngắn gọn về câu so sánh đó !
- Trả lời: Đó là câu: “Chấm không chính
xác nhưng tiếp cận mục tiêu còn hơn chấm chính xác mà xa rời mục tiêu”.
Đây là chỉ đạo rất hay và đúng của Bộ GD&ĐT về nguyên tắc chấm thi.
Cứ như là" Thà giết oan còn hơn để thoát". Một lãnh đạo bộ mà phats biểu thế có nên chăng?
Trả lờiXóaLãnh đạo Bộ GD phải phát biểu như thế mới đúng "sự chỉ đạo" và "không xa rời mục tiêu".
Xóavà mới được ngồi ghế Thứ trưởng.
Nếu không, sẽ chẳng được đề bạt và nếu đã là cụ Thứ rồi cũng sẽ bị cho "về vườn". TG ạ.
Đã từ lâu ,tôi rất khâm phục Cụ Văn Như Cương, một trí thức cao tuổi vừa rất khí tiết vừa có trí tuệ siêu việt. Cụ có nhiều ý kiến nổi tiếng về cải cách giáo dục ở nước ta..Gần đây nghe các vị đầu ngành đang ra giá với chính phủ những 35 ngàn tỷ để viết lại sách giáo khoa ! nghe giật mình đùng đùng..Mong rằng các bậc trí giả như Cụ Cương nện cho mấy búa để mấy gã quan tham chưa làm đã định ăn bẩn tiền dân ! nghe mà phát ghét...
Trả lờiXóaCụ Văn Như Cương là nhà Giáo chứ không phải "thợ lò rèn", nên làm gì có Búa!.
XóaChỉ mong Cụ VNC, cụ Kyvi và tất cả những người quan tâm đến nền GD nước nhà cho bọn không có "Tâm và Tầm" ấy 1 roi thôi, thì bọn chúng cũng "đi đời nhà ma" rồi.
Lãnh đạo ngành GD không thể là những người như thế. Cụ Kyvi ạ.
Tôi nghĩ câu :Qua sông ......chết oan. ý ông thứ truỏng muốn nói là cứ làm đi ,dừng sợ .Có thể thay thế này :
Trả lờiXóaQUA SÔNG MÀ CHẲNG CÓ ĐÒ
THÌ CHUI VÀO TÚI CÒN LO SỢ GÌ .
Thí sinh tôi chắc được 1 điểm.?
Câu thơ của Thầy DK hay, rât chính xác. Nhưng "xa rời mục tiêu" (không trúng ý của quan Bộ GD) nên chỉ được 1 điểm là cái chắc!.
Trả lờiXóaQua sông mà chẳng lụy đò
Trả lờiXóaCó "phao" nhiều lắm còn lo nỗi gì.
(Ai cũng hiểu "phao" ở đây là gì nên khỏi chú thích).
Cựu Nhà Giáo T.Hoàn mà cũng làm thơ "châm chọc" ngành cũ của mình à?.
Xóa