BBB- Ngoài
Blog
lusonquelam và các Blog cá nhân của cư dân Làng ta; một trong những
Blog mà tôi hay vào đọc là Blog “quê choa” của Nhà văn Nguyễn
Quang Lập.
Lý do trước tiên là tôi rất ấn tượng với bức ảnh của Anh, với cái đầu trọc lốc, miệng cười hết cỡ, rất vô tư và thoải mái…và dòng chữ “Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh…” “dán” ngay ở “trang bìa” của “quê choa’. Ngoài lý do về nội dung “bài vở” như mọi người đều biết; còn có một lý do hơi “riêng tư”, khiến tôi hay vào Blog “quê choa”: Chả là, anh N.Q.Lập và cả Nhà văn N.Q.Vinh (“Trưởng thôn Khoai lang”) đều là em trai của NGND, GS, TSKH Nguyễn Quang Mỹ (đã mất) . Người có nhiều công lao đóng góp quan trọng cho việc phát hiện hang động nổi tiếng Phong Nha Kẻ Bàng và các hang động khác ở VN.
Anh Mỹ là bạn của tôi từ năm 1960, tại trường Chuyên tu Ngoại Ngữ Gia Thượng HN. Anh hay kể chuyện gia đình cho tôi nghe và nhắc đến các em của anh,trong đó có chú bé Lập, Vinh... (tất nhiên hồi đó chưa thành... Nhà văn).
Anh với tôi cùng “nhóm tâm giao”.(Anh nằm giường tầng dưới, tôi nằm giường tầng trên).
Anh là HS Bổ túc Công Nông, là Đảng viên, quê Quảng Bình. Còn tôi là HS Phổ thông, quê HP và lúc đó chỉ là Đoàn viên, là “Bạch vệ”), nên Chi bộ phân công anh ‘bồi dưỡng” tôi, để trở thành “Cảm tình” “Đối tượng” Đảng. Còn tôi có nhiệm vụ giúp anh học tiếng Nga để thi đạt kết quả, mới “xuất ngoại” được... Anh học rất chăm chỉ, có khi với ngọn đèn dầu hỏa, ngồi trong màn học đến hai, ba giờ sáng.
Tuy anh gặp nhiều khó khăn và rất gian khổ , nhưng bù lại, anh thi đạt yêu cầu, rồi đi học ở Trường МГУ (ĐHTH Lomoloxop- Mátxcova). Anh học cùng bạn TĐM (dân Lớp ta), về chuyên ngành “Địa mạo học”) .
Hết năm học tôi hoàn thành nhiêm vụ được giao, vui vì 2 anh em cùng đươc đi học ở LX (đạt ước mơ :“Lão nằm mơ nước Nga”). Còn anh hơi buồn vì tôi vẫn là “Bạch vệ”. Anh không đạt“chỉ tiêu”, vì lúc đó tôi chỉ thích học mà không thích thứ khác, chứ đâu phải tại anh.
Hôm nay nhân dịp vào thăm “quê choa” đọc bài “100 triệu view và vài lời kính cáo” của Nhà văn NQL, nhắc lại vài kỷ niêm,về người Bạn từ trên 1/2 thế kỷ, nay đã đi xa. Nhờ anh Lập thắp dùm nén nhang để tưởng nhớ đến anh Mỹ.
Cảm ơn anh Lập và gửi đến Anh và Gia đình lời chúc sức khỏe và mọi sự tốt lành.
Đồng thời xin phép Chủ nhân “quê choa” tải bài trên về để đọc và suy ngẫm.Đặc biệt là lời của Cụ Phan Chu Trinh.
Lý do trước tiên là tôi rất ấn tượng với bức ảnh của Anh, với cái đầu trọc lốc, miệng cười hết cỡ, rất vô tư và thoải mái…và dòng chữ “Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh…” “dán” ngay ở “trang bìa” của “quê choa’. Ngoài lý do về nội dung “bài vở” như mọi người đều biết; còn có một lý do hơi “riêng tư”, khiến tôi hay vào Blog “quê choa”: Chả là, anh N.Q.Lập và cả Nhà văn N.Q.Vinh (“Trưởng thôn Khoai lang”) đều là em trai của NGND, GS, TSKH Nguyễn Quang Mỹ (đã mất) . Người có nhiều công lao đóng góp quan trọng cho việc phát hiện hang động nổi tiếng Phong Nha Kẻ Bàng và các hang động khác ở VN.
Anh Mỹ là bạn của tôi từ năm 1960, tại trường Chuyên tu Ngoại Ngữ Gia Thượng HN. Anh hay kể chuyện gia đình cho tôi nghe và nhắc đến các em của anh,trong đó có chú bé Lập, Vinh... (tất nhiên hồi đó chưa thành... Nhà văn).
Anh với tôi cùng “nhóm tâm giao”.(Anh nằm giường tầng dưới, tôi nằm giường tầng trên).
Anh là HS Bổ túc Công Nông, là Đảng viên, quê Quảng Bình. Còn tôi là HS Phổ thông, quê HP và lúc đó chỉ là Đoàn viên, là “Bạch vệ”), nên Chi bộ phân công anh ‘bồi dưỡng” tôi, để trở thành “Cảm tình” “Đối tượng” Đảng. Còn tôi có nhiệm vụ giúp anh học tiếng Nga để thi đạt kết quả, mới “xuất ngoại” được... Anh học rất chăm chỉ, có khi với ngọn đèn dầu hỏa, ngồi trong màn học đến hai, ba giờ sáng.
Tuy anh gặp nhiều khó khăn và rất gian khổ , nhưng bù lại, anh thi đạt yêu cầu, rồi đi học ở Trường МГУ (ĐHTH Lomoloxop- Mátxcova). Anh học cùng bạn TĐM (dân Lớp ta), về chuyên ngành “Địa mạo học”) .
Hết năm học tôi hoàn thành nhiêm vụ được giao, vui vì 2 anh em cùng đươc đi học ở LX (đạt ước mơ :“Lão nằm mơ nước Nga”). Còn anh hơi buồn vì tôi vẫn là “Bạch vệ”. Anh không đạt“chỉ tiêu”, vì lúc đó tôi chỉ thích học mà không thích thứ khác, chứ đâu phải tại anh.
Hôm nay nhân dịp vào thăm “quê choa” đọc bài “100 triệu view và vài lời kính cáo” của Nhà văn NQL, nhắc lại vài kỷ niêm,về người Bạn từ trên 1/2 thế kỷ, nay đã đi xa. Nhờ anh Lập thắp dùm nén nhang để tưởng nhớ đến anh Mỹ.
Cảm ơn anh Lập và gửi đến Anh và Gia đình lời chúc sức khỏe và mọi sự tốt lành.
Đồng thời xin phép Chủ nhân “quê choa” tải bài trên về để đọc và suy ngẫm.Đặc biệt là lời của Cụ Phan Chu Trinh.
100 triệu view và vài lời kính cáo
Nguyễn Quang Lập
100 triệu view đến từ hôm qua, ngày 25/6, sau 3 năm bọ Lập vào Sài Gòn. Khi vào Sài Gòn Quê Choa chỉ có 7 triệu view, bọ Lập tính đến 10 triệu view thì cho Quê choa đóng cửa vì quá mệt mỏi và mất thời gian. Mệt mỏi và mất thời gian cũng không đáng sợ, đáng sợ nhất là phải sống trong sợ hãi. Nhưng rồi chẳng những bọ Lập không đóng cửa Quê Choa mà còn mở rộng đề tài và nội dung khiến số view tăng vọt, chỉ trong ba năm nó đã đạt con số 100 triệu view.
100 triệu lượt người truy câp |
100 triệu view đến từ hôm qua, ngày 25/6, sau 3 năm bọ Lập vào Sài Gòn. Khi vào Sài Gòn Quê Choa chỉ có 7 triệu view, bọ Lập tính đến 10 triệu view thì cho Quê choa đóng cửa vì quá mệt mỏi và mất thời gian. Mệt mỏi và mất thời gian cũng không đáng sợ, đáng sợ nhất là phải sống trong sợ hãi. Nhưng rồi chẳng những bọ Lập không đóng cửa Quê Choa mà còn mở rộng đề tài và nội dung khiến số view tăng vọt, chỉ trong ba năm nó đã đạt con số 100 triệu view.
Bọ Lập không còn trẻ nữa để chơi trò câu view, bọ cũng thừa nổi tiếng (
trong nước) để không cần phải nổi tiếng hơn nữa, chỉ vì bọ nghe theo cụ
Phan Châu Trinh: "Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh". Đó là lời
kêu gọi luôn đúng cho mọi thời, thời này càng đúng đắn và khẩn thiết.
100 trước của cụ Phan Chu Trinh và ngày hôm nay của chúng ta 10 nỗi nhục sau đây không có gì thay đổi:
1. Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì
lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống
nhục nhã đoạ đày.
2. Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.
3.
Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí
óc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.
4. Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.
5.
Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho
tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì ta quen thói bất
nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở
thành vô dụng.
6. Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp
nghĩa với người chết; thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia
đình bán hết ruộng hết trâu.
7. Trong khi họ ra sức cải tiến phát
minh, máy móc ngày càng tinh xảo; thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy
giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.
8. Trong khi họ giỏi tổ
chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi
bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc.
9. Trong khi họ biết gắng
gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân; thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng
số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật.
10.Trong khi họ làm việc quan
cốt ích nước lợi dân, đúng là “đầy tớ” của dân, được dân tín nhiệm; thì
ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét
áp bức dân chúng, v.v...
189 nước có người truy cập Quê Choa |
Muốn không còn 10 nỗi đắng cay và nhục nhã đó cần phải khai dân trí,
chấn dân khí. Muốn khai dân trí, chấn dân khí trước tiên và trên hết
phải cho dân biết SỰ THẬT. Chỉ có cách đó, không có cách nào khác.
Bọ Lập không có khả năng và trình độ để khai dân trí, chấn dân khí nhưng lại có khả năng dùng blog Quê Choa làm con thuyền chuyên chở SỰ THẬT đến với dân.
Làm anh nhà văn luôn mồm nói về nhân nghĩa, về cái tâm, về sống vì dân viết vì dân vân vân và vân vân... vô lẽ lại đắp tai cài trốc trước lời kêu gọi khẩn thiết của tiền nhân? Thế thì hèn quá! Thế thì thà vứt bút đi về nhà ôm đít vợ còn hơn suốt ngày ngửa mặt ngóng chờ giải thưởng nọ danh hiệu kia, không thèm biết đến dân tình khốn nạn thế nào, đất nước điêu đứng ra sao. Sống thế khác gì an phận làm con chó giữ nhà cho chủ, mong chờ chủ xón ra giải thưởng nọ danh hiệu kia để vui sướng vẫy đuôi liếm láp?
Nhân đây cũng xin báo: Bọ Lập xin rút tên mọi hội hè đoàn thể mà bọ đã có tên trước đến nay, từ Hội nhà văn đến Văn đoàn độc lập, từ Hội sân khấu đến Hội điện ảnh v.v. Bọ Lập không thích và chả phục Cao Hạnh Kiện nhưng rất mê câu nói này của ông: Sáng tạo văn học là một hoạt động đơn độc mà không một phong trào nào, một phe nhóm nào có thể giúp được, ngược lại nó rất dễ bị những thứ đó giết chết. Chỉ khi nhà văn là một cá nhân biệt lập, không thuộc về một phe nhóm, trào lưu chính trị nào thì hắn mới có được tự do hoàn toàn.
Bọ Lập suy nghĩ rất nhiều về điều này và quyết định nghe theo ông, dù biết mình đã già, tài cán chẳng bao nhiêu, viết lách sẽ không còn được nhiều nữa.
Vài lời kính cáo.
Làm anh nhà văn luôn mồm nói về nhân nghĩa, về cái tâm, về sống vì dân viết vì dân vân vân và vân vân... vô lẽ lại đắp tai cài trốc trước lời kêu gọi khẩn thiết của tiền nhân? Thế thì hèn quá! Thế thì thà vứt bút đi về nhà ôm đít vợ còn hơn suốt ngày ngửa mặt ngóng chờ giải thưởng nọ danh hiệu kia, không thèm biết đến dân tình khốn nạn thế nào, đất nước điêu đứng ra sao. Sống thế khác gì an phận làm con chó giữ nhà cho chủ, mong chờ chủ xón ra giải thưởng nọ danh hiệu kia để vui sướng vẫy đuôi liếm láp?
Bọ Lập từ trước đến nay không theo ai không chống ai, và sẽ không theo
ai không chống ai, vì đó không phải việc của nhà văn. Trước sau bọ Lập
xin làm một người lái đò nhỏ chở con thuyền SỰ THẬT đến với dân, chỉ
vậy thôi, không có gì khác.
Nhân đây cũng xin báo: Bọ Lập xin rút tên mọi hội hè đoàn thể mà bọ đã có tên trước đến nay, từ Hội nhà văn đến Văn đoàn độc lập, từ Hội sân khấu đến Hội điện ảnh v.v. Bọ Lập không thích và chả phục Cao Hạnh Kiện nhưng rất mê câu nói này của ông: Sáng tạo văn học là một hoạt động đơn độc mà không một phong trào nào, một phe nhóm nào có thể giúp được, ngược lại nó rất dễ bị những thứ đó giết chết. Chỉ khi nhà văn là một cá nhân biệt lập, không thuộc về một phe nhóm, trào lưu chính trị nào thì hắn mới có được tự do hoàn toàn.
Bọ Lập suy nghĩ rất nhiều về điều này và quyết định nghe theo ông, dù biết mình đã già, tài cán chẳng bao nhiêu, viết lách sẽ không còn được nhiều nữa.
Nguyễn Quang Lập
..."Chỉ khi nhà văn là một cá nhân biệt lập, không thuộc về một phe nhóm, trào lưu chính trị nào thì hắn mới có được tự do hoàn toàn."
Trả lờiXóaChúc cho ông được toại nguyện!
Những điều cụ Phan viết về người mình thành tâm mà suy nghĩ thì thấy đều là sự thật cả. Vốn bị nhồi sọ suốt cả đời bằng những điều dối trá, nếu khong biết những lời này là của chí sĩ họ Phan thì tôi dám chắc đa số người , thậm chí là trong số anh em mình , sẽ cho đó là những lời thiếu xây dựng và bất mãn. Thế mới biết việc tự tẩy não cho sạch hết những thứ rác rưởi bị nhồi nhét trong suốt một đời mấy chục năm qua thật không dễ chút nào. Nhân đây xin báo cáo với các cụ là những thứ rác rưởi nói trên tôi đã tẩy rửa triệt để từ khá lâu. Vì thế đọc cụ Phan tôi thấy sáng mắt sáng lòng thêm ra.
Trả lờiXóaNói ra sự thật không phải đơn giản, vì thế một Blog ra đời tôn tại và được sự hưởng ưng của cả trăm triệu Bloger thì thật đáng chân trọng, tôi cũng nghí như nhà văn Ng Quang Lập " lợi danh như bóng mây qua, chỉ còn tình nghĩa chúng ta vẹn toàn."
Trả lờiXóaCảm ơn 3 bạn đã chia sẻ. Mình cũng nghĩ như thế.
Trả lờiXóa